CÁCH CHỌN TỤ ĐIỆN CHO MOTOR

Tụ điện là 1 linh kiện điện tử hoạt động thụ động vô cùng quan trọng đối với động cơ, được ứng dụng rộng rãi đối với các mạch lọc, mạch dao động cũng như mạch truyền dẫn tín hiệu của dòng điện xoay chiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn tụ điện cho motor như thế nào cho chuẩn. Cùng khám phá nhé!


1. Khái niệm tụ điện cho motor

Trước khi đi tìm hiểu kỹ lưỡng cách chọn tụ điện cho motor, chúng ta cần biết được tụ điện là gì? Tụ điện còn được gọi tên gọi tiếng Anh làCapacitor, đó còn được viết tắt là C. Đây là một linh kiện gồm có 2 cực thụ động, có thể lưu trữ đượcnăng lượng điện hay tích tụ được điện tích bởi 2 bề mặt có khả năng dẫn điệntrong 1 điện trường.

Bạn đang xem: Cách chọn tụ điện cho motor

*

Tụ điện trong motor của quạt điện

2 bề mặt dẫn điện của tụ điện thường được ngăn cách bởi chất điện môi(dielectric) – đây là những chấtkhông thể dẫn điện được như: Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm sứ, mica,… Có nhiều loại tụ điện khác nhau trên thị trường và nó được phân loại căn cứ vào cấu tạo của tụ điện.

Khi trên 2 bề mặt có sự chênh lệch về hiệu điện thế, tụ điện sẽ cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua. Các bề mặt của nó sẽ có điện tích cùng 1 điện lượng nhưng lại trái dấu.

Người ta coi tụ điện là 1 chiếc bình ắc quy mini bởi chúng có khả năng lưu trữ được năng lượng điện. Tuy nhiên, sơ đồ cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của tụ điệnso với bình ắc quy làhoàn toàn khác nhau.

Đơn vị của tụ điện được tính bằng Fara. Cách quy đổi 1 Fara: 1F = 10 6 MicroFara = 10 9 Nano Fara = 10 12 Picofara.

2. Ý nghĩa của tụ điện cho motor

Đến đây chắc bạn đã phần nào hiểu được những tác dụng và ý nghĩa của tụ điện. Tuy nhiên, hiện nay công dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất đó là khả năng lưu trữ được năng lượng điện, lưu trữ điện tích vô cùng hiệu quả. Nó được so sánh ngang với khả năng lưu trữ của 1 chiếc ắc quy. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện chính là lưu trữ điện năng mà không hề làm tiêu hao năng lượng điện.

Ngoài ra, tụ điện còn cho phép dòng điện áp xoay chiều đi qua, giúp cho tụ điện có khả năng dẫn điện giống như 1 dụng cụ điện trở đa năng. Đặc biệt, khi tần số f của dòng điện xoay chiều (điện dung của tụ điện càng lớn) thì dung kháng sẽ lại càng nhỏ, khi đó nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho điện áp xoay chiều được lưu thông qua tụ điện.

Hơn nữa, do nguyên tắc hoạt động của tụ điện chính là khả năng nạp xả thông minh, tác dụng ngăn cản điện áp 1 chiều để cho điện áp xoay chiều lưu thông qua để giúp cho quá trình truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có độ chênh lệch lớn về điện thế.

Tụ điện còn có tác dụng lọc điện áp xoay chiều để trở thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

*

Tụ điện giúp lọc điện áp xoay chiều để trở thành điện áp 1 chiều

3. Phân loại tụ điện hiện nay

a) Tụ đề tụ khởi động motor

Tụ đề thường là tụ điện không phân cực. Tụ đề có nhiệm vụ là làm tăng mô men khởi động cho motor trong 1 khoảng thời gian ngắn, đồng thời sẽ cho phép motor có thể dừng và chạy vô cùng nhanh chóng. Tụ đề có giá trị điện dung nằm trong khoảng từ 25 30 microfara (khi làm việc ở dòng điện 220V), khi điện dung tăng lên từ 70 microfara (uF) trở lên thì sẽ có 4 mức điện áp làm việc cho tụ là: 125V, 165V, 250V và 330V.

Thông thường, khởi động tụ đề motor sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong motor và làm cho motor đủ mô men để tăng tốc lên đến khoảng 3/ 4 tốc độ tối đa. Trong khi đó, tụ đề sẽ được ngắt ra khỏi mạch điện bằng một công tắc ly tâm (tiếng Anh: centrifugal switch) đặt bên trong motor khi đã đạt được số vòng quay tối đa.

b) Tụ ngậm tụ ngậm để bù công suất

Tụ ngậm là linh kiện được chế tạo bằng các vật liệu phim polypropylene có đặc trưng là không phân cực. Tụ ngậm được thiết kế để làm việc thường xuyên trong suốt thời gian hoạt động của motor. Thông thường, giá trị của tụ ngậm cũng sẽ thay đổi từ 1.5 100 microfarads (ký hiệu là uF hoặc mfd), cùng với điện áp làm việc trong khoảng từ 370V 440V.

Động cơ điện 1 pha thường sử dụng tụ ngậm để làm lệch pha điện áp, đồng thời đặt cuộn dây thứ 2 nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động của motor. Nếu ta thay tụ ngậm bị sai giá trị thì sẽ dẫn đến từ trường xoay được sinh ra bởi các cuộn dây trong motor không đồng đều. Khi đó sẽ làm cho rotor bị “giật” tại các vị trí từ trường quay không đồng đều này. Hiện tượng này sẽ khiến cho motor chạy nhanh bị nóng, ồn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, do đó sẽ nhanh hư hỏng motor.

Khi lựa chọn 1 tụ ngậm để thay thế cho tụ cũ, chúng ta cần phải chú ý đến giá trị điện áp được ghi trên thân tụ cũng như giá trị điện dung. Đặc biệt, giá trị điện áp phải có độ lớn bằng hoặc cao hơn và giá trị điện dung cũng phải gần với tụ điện đang cần thay thế.

*

Tụ điện trong động cơ máy bơm nước thông dụng hiện nay

4. Tụ điện hoạt động như thế nào?

Clip chi tiết tụ điện hoạt động như thế nào? Tụ điện là gì và ứng dụng?


5. Cách đấu tụ điện động cơ máy bơm 1 pha có 4 dây ra

Trước khi tiến hành thao tác đấu tụ điện thì bạn hãy xem kỹ sơ đồ đấu tụ máy bơm 1 pha có 4 dây ra bên dưới đây. Sau khi đó, hãy thực hành ngay với các bước dưới đây:

Bước 1: Dùng thiết bị VOM để có thể dò được từng cặp dây. Xác định được cuộn đề cũng như cuộn chạy. Nếu cặp dây nào mà có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ điện thì cặp dây đó chính là dây đề.

Xem thêm: Chế Phẩm Hoa Lan Hùng Nguyễn Có Thực Sự Tốt Không? Chế Phẩm Hùng Nguyễn

Bước 2: Lấy 1 đầu dây điện của cuộn đề và 1 đầu dây của cuộn chạy rồi đem chúng đấu vào với nhau. Lúc này, bạn sẽ tạo ra được 1 đầu nguồn.

Bước 3: Đầu còn lại của cuộn đề cũng sẽ được đấu tiếp vào trong tụ kapa và sau đó lại được đấu vào trục vít ly tâm.

Bước 4: Tạo ra 1 dây nguồn cấp nữa bằng cách đấu 1 đầu của cuộn đề và tụ kapa, còn đầu còn lại thì vào cuộn chạy.

Bước 5: Đấu dây nguồn vào dòng điện cho thích hợp rồi bắt đầu chạy thử máy bơm.

*

Sơ đồ đấu tụ máy bơm nước 1 pha có 4 dây ra

Video cách đấu tụ động cơ 1 pha


6. Cách xử lý những lỗi tụ điện động cơ

a) Tụ điện máy giặt bị lỗi, hư hỏng

Máy giặt bị hỏng tụ sẽ giặt lâu hơn bình thường. Thông thường, các bạn chỉ mất 30 phút – 60 phút để có thể hoàn tất được quá trình giặt vắt khô. Nhưng sau một thời gian dài sử dụng, bạn sẽ thấy chiếc máy giặt của mình chạy lâu hơn bình thường, thậm chí khi vắt quần áo cũng không khô thì lúc này chứng tỏ máy giặt đang bị hỏng tụ.

Cách khắc phục rất đơn giản: Sau khi nắm được cấu tạo của tụ điện trong máy giặt và các lỗi thường gặp, chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp sau để khắc phục tình trạng máy giặt chạy yếu, vắt yếu do tụ bị hỏng.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của máy, đảm bảo cho máy hoạt động ít nhất là 1 lần/ tuần

Kiểm tra lại nguồn điện áp mà dòng điện cung cấp cho tụ điện. Nếu nguồn điện lúc này không đảm bảo thì các bạn cần lắp thêm 1 bộ ổn áp.

Thay tụ điện máy giặt mới. Chú ý chọn sao cho đúng với các thông số điện trở của tụ điện cũ nhé.

b) Tụ điều hoà bị hỏng

Tụ điện giúp điều khởi động phần động cơ điện. Khi điều hoà bị hỏng thì sẽ có hiện tượng cũng giống như ở quạt hoặc máy bơm nước. Khi quạt không quay được, người ta thường hay lấy tay để mồi, đẩy cánh quạt thì nó mới có thể tiếp tục quay được. Với điều hoà thì khi tụ bị hỏng, nó sẽ không hoạt động được nữa hoặc chạy yếu, thậm chí còn không tạo được không khí lạnh.

Dấu hiệu máy điều hòa bị hỏng tụ đó là:

Khi tụ điện điều hòa bị hỏng hay bị yếu sẽ làm cho động cơ của điều hòa không thể khởi động. Khi đó, nó có thể gây ra hiện tượng nóng động cơ dẫn tới chập cháy, hư hỏng nếu không được phát hiện kịp thời.Đã có rất nhiều trường hợp điều hòa bị cháy do động cơ bị om nhiều giờ gây nóng, chúng ta lại không biết để có thể ngắt điện kịp, thậm chí còn gây nguy hiểm như hoả hoạn do bị cháy điện.Một dấu hiệu nữa của tụ điều hòa bị hư đó là động cơ không có gió thổi, không tỏa ra hơi lạnh từ điều hoà.

Nguyên nhân khiến cho tụ điều hoà bị hỏng:

Tụ bị nổ,Tụ bị hỏng, làm giảm trị số,Tụ bị hở điện do tình trạng chạm vỏ làm cho các chỉ số bị giảm.

*

Các loại tụ điện thông dụng nếu bị nóng quá sẽ bị cháy

Cách khắc phục tốt nhất lúc này là bạn nên thay tụ điện mới để đảm bảo điều hoà có thể hoạt động bình thường. Để thay thế tụ, các bạn có thể làm theo các bước như sau:

Ngắt nguồn điện tổng,

Tháo vỏ của cục lạnh, kiểm tra sơ bộ.

Xả điện khỏi tụ điện, khi đó, bạn có thể dùng bóng đèn 120V để chạm vào 2 đầu tụ điện. Chỉ được chạm tay vào sau khi tụ điện đã được xả hết điện. Chú ý không sờ bàn tay trần vào 2 đầu tụ điện vì có thể gây giật điện.

Dùng tụ mới nhưng chú ý chọn chỉ số giống tụ điện cũ. Lắp vào lại như lúc đầu, chú ý đấu nối các đầu dây cho thật chuẩn.

Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản để trả lời cho thắc mắc tụ điện là gì và các kiến thức nhằm ứng dụng trong thực tế cũng như cách chọn tụ điện cho motor dành cho những thiết bị điện dân dụng phổ biến trong gia đình bạn. Hy vọng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn sẽ có thể nắm và hiểu rõ để thực hiện đấu tụ điện được dễ hơn.