Chữa Đau Bao Tử Cấp Tốc

Có một thực tế là nhiều người thường quan niệm đau dạ dày là một bệnh lý. Khi xuất hiện đau dạ dày, chúng ta thường sử dụng nhiều biện pháp để giảm nhanh cơn đau. Nhưng cách cắt cơn đau dạ dày như thế nào là đúng? Đau dạ dày liên quan đến bệnh gì? Từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa đúng cách.

Bạn đang xem: Chữa đau bao tử cấp tốc


*
Các cơn đau dạ dày 

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày.

Như vậy đau dạ dày là một trong những triệu chứng của dạ dày và rất nhiều bệnh liên quan đến dạ dày mà dân gian thường gọi nhầm là bệnh đau dạ dày.

Thực chất đau dạ dày không phải là một bệnh, mà là biểu hiện trong một số bệnh dạ dày như viêm hay loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản. Đây là những căn bệnh dễ mắc, khó chữa và dễ tái phát, thậm chí cơn đau dạ dày có thể là một trong những biểu hiện của ung thư dạ dày.

Như vậy nhận biết những cơn đau dạ dày sớm, sẽ giúp ta phát hiện bệnh nhằm khám và điều trị bệnh liên quan đến dạ dày nhanh chóng, tránh tái phát.

Một vài triệu chứng có thể gợi ý cho chúng ta nghĩ đến một cơn đau dạ dày đó là:

Nôn, buồn nônCảm giác chán ăn, cơ thể suy nhượcỢ chua hoặc chướng bụngCảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn

Khi những triệu chứng này tăng lên và kéo dài gây khó chịu quá nhiều thì ta nên đi khám để phát hiện ra bệnh cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày

Đau dạ dày thường là biểu hiện của các bệnh như: viêm loét dạ dày/ trào ngược dạ dày thực quản. Những yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ bị đau dạ dày hơn những người khác như sau:

Người nhiễm vi khuẩn Helicobarter Pylori (Hp)

Đây thường là nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Những người mà có vi khuẩn Helicobarter Pylori (viết tắt là Hp) và bị mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày dẫn đến sự phát triển mạnh của loại vi khuẩn này và có thể gây ra các bệnh về dạ dày.

Điều này tạo điều kiện cho chúng sẽ sinh sôi và phát triển để tấn công làm cho yếu tố bảo vệ dạ dày bị suy yếu, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn dạ dày vậy nên Hp có khả năng gây ra những tác hại lên dạ dày, làm tổn thương lớp niêm mạc của dạ dày.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày, do vậy khi bị bị đau dạ dày bạn nên đi khám để tìm và điều trị vi khuẩn Hp sớm nhất có thể.

Để tìm hiểu về Ung thư dạ dày, mời các bạn đọc bài viết:

 

*
Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ cao bị đau dạ dày

Ngoài vi khuẩn Hp thì các loại kí sinh trùng, nấm, virus…cũng có thể phần nào tác động và dẫn đến sự hình thành bệnh.

Do lối sống sinh hoạt không lành mạnh

Yếu tố này rất quan trọng, bởi dạ dày là nơi chứa đựng, nghiền nhỏ và hấp thụ thức ăn. Chính vì thế những người có rất nhiều những thói quen xấu trong đời sống thường ngày có thể khiến cho bệnh lý về dạ dày xuất hiện như:

Sử dụng rượu bia: cồn trong rượu bia ức chế tạo lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngoài ra áp lực khí CO2 sinh ra khi rượu bia đi vào trong dạ dày có thể gây đau tức dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.Hút thuốc lá: gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.Uống cà phêSử dụng những món ăn cay nóng: đồ ăn cay nóng là một trong những yếu tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ gây đau và viêm loét dạ dày.Thói quen ăn uống thất thường: Lúc no quá nhưng có lúc lại đói quá…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, đau dạ dày cũng có thể xuất hiện do con người chúng ta lạm dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm trong thời gian dài, tâm lý căng thẳng, hoặc do biến chứng từ một số bệnh lý khác gây nên như ung thư thực quản di căn dạ dày...

Như vậy những người có khả năng dễ bị đau dạ dày là những người có lịch sinh hoạt thất thường, kèm theo các thói quen xấu khác dẫn đến những cơn đau dạ dày rất khó chịu.

3. Cách cắt cơn đau dạ dày cấp tốc (tạm thời)

Các cách làm cắt cơn đau dạ dày tạm thời chủ yếu là tác động làm giảm triệu chứng sau đây:

Mẹo dân gian

Các phương pháp tự nhiên theo dân gian như dùng mật ong kết hợp với tinh bột nghệ, uống nước lá nha đam, uống nước vỏ quất… cũng là một trong những lựa chọn đầu tiên ta có thể sử dụng khi ở quá xa những dịch vụ y tế hoặc trong tình huống không có các thuốc men cần thiết lúc đó.

*
Mật ong kết hợp tinh bột nghệ là cách đơn giản giúp giảm đau dạ dày an toàn và hiệu quả

Thuốc giảm đau dạ dày tạm thời như

Cách cắt nhanh cơn đau dạ dày hiệu quả bằng bộ 3 tác động như sau:

Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày

Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày thường sử dụng là hỗn hợp hydroxyd của nhômmagie (synthetic hydrotalcite), natri bicarbonate (sodium bicarbonate) có tác dụng trung hòa acid dịch vị (antacid), cắt nhanh cơn đau dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ nóng, ợ hơi bằng việc sử dụng sản phẩm có chứa bộ 3 tác động.

Nhóm thuốc bao phủ vết loét

Nhóm thuốc bao phủ vết loét có khả năng tạo kết dính với dịch dạ dày thành một vỏ bọc bao quanh ổ loét cũng như toàn bộ niêm mạc dạ dày. Chúng cũng có tác dụng trung hòa acid tuy nhiên tác dụng yếu hơn thuốc chống tiết acid. Tên biệt dược gồm:

Bismuth: Subcitrate Bismuth (Trymo) hay CBS,Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…)…

Ngoài ra nhóm này còn tác dụng diệt vi khuẩn Hp.

Liều lượng dùng: 120mg/lần, 4 lần/ngày, chỉ được dùng tối đa 30 ngày.

Nhóm thuốc Sucralfatre (Ulcar, Keal, Sucrate gel, Sucrabest…)

Nhóm thuốc này gồm muối Aluminium của Sucrose octa sulfat, khả năng gắn kết với protein của dịch dạ dày là rất chắc, giúp ngăn chặn hấp thu H+ đồng thời giúp kích thích sản xuất prostaglandine - Nó là yếu tố bảo vệ chính của dạ dày. Vai trò chính của chất này chính là duy trì lớp nhầy dạ dày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các axit dịch vị. Do vậy, nhóm này được sử dụng nhiều hơn.

Xem thêm: Nước Lau Nhà Diệt Khuẩn Power Sanlene Klenco, Nước Lau Sàn Nhà

Liều dùng: 1gr/lần, 3 – 4 lần/ngày, uống trước khi ăn.

Tuy nhiên nếu mức độ đau tăng lên thì bạn cần đến gặp bác sĩ để sử dụng những biện pháp giảm các triệu chứng một cách tốt hơn.

4. Cách cắt đơn đau dạ dày tận gốc

Mục đích của cắt được cơn đau dạ dày tận gốc chính là tác động vào nguyên nhân gốc gây ra cơn đau dạ dày.

Để làm được điều đó thì khi có cơn đau dạ dày ta cần gặp bác sĩ, bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra những chỉ định thăm dò cần thiết như nội soi, xét nghiệm vi khuẩn và cần tuân thủ triệt để các phác đồ điều trị của bác sĩ, không được bỏ ngang giữa quá trình điều trị.

Ngoài ra quan trọng nhất đó là điều chỉnh lại các chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống phù hợp.

*
Người bệnh nên thăm khám sớm và xin tư vấn từ bác sĩ

4. Biện pháp phòng mắc các cơn đau dạ dày

Đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống, vệ sinh ăn uống và trạng thái thần kinh.

Trong đó, stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta, dẫn đến việc đảo lộn trong thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Việc thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn nhiều vào buổi khuya, vừa ăn xong đã lên giường đi ngủ… sẽ khiến bạn thấy dạ dày bắt đầu có những lúc đầy bụng, khó tiêu, hơi đau một chút. Tuy nhiên, khi thấy những tình trạng trên, bạn liền sử dụng ngay vài viên thuốc rồi tự nhủ không có gì nghiêm trọng.

Cứ tiếp diên như vậy, những cơn đau dạ dày sẽ ngày càng gia tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Vì vậy, việc phòng ngừa đau dạ dày cần được thực hiện ngay bằng cách điều chỉnh lối sống ăn uống, sinh hoạt của bạn:

4.1. Về sinh hoạt, nghỉ ngơi

Cần cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Đặc biệt, một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng.

4.2. Ăn đúng cách và khoa học

Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn và khoa học bằng cách luôn đảm bảo ăn đúng giờ và ăn đủ chất:

*
Ăn uống đúng cách và khoa học là cách đơn giản giúp phòng ngừa các cơn đau dạ dày

Ăn đúng giờ:

Không để dạ dày trống rỗng quá lâu hoặc đôi khi phải chứa quá tải lượng thức ăn. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ ngủ khoảng 3 tiếng. Nên ăn bữa tối trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.

Chỉ nên ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không nên vừa ăn vừa đọc sách báo và gạt bỏ những căng thẳng vào bữa ăn.

Ăn đủ chất:

Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.

Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói, các đồ ăn cay nóng…. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.

4.3. Sử dụng thuốc chữa đau dạ dày theo chỉ định

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm bừa bãi, sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng thì việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.

Do vậy với bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ, không dùng kéo dài về thời gian và quá nhiều về liều lượng.

4.4. Từ bỏ thói quen nhai cơm rồi mớm cho con

Có một thói quen rất không tốt là mẹ hay nhai cơm rồi mớm cho con. Vì xoắn khuẩn H.pylori (HP) gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại.

Trường hợp trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày do Hp thì nên kiểm tra những người còn lại trong gia đình nếu cũng có những triệu chứng khó chịu về dạ dày tránh tái phát bệnh.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về các phương pháp đơn giản giúp cắt cơn đau dạ dày, cũng như những biện pháp giúp phòng mắc triệu chứng này. Để có thêm những chia sẻ cụ thể, mời bạn gọi điện đến hotline miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia nghe tư vấn chi tiết hơn.