Hannibal Lecter - Kẻ Giết Người Bằng Lời Nói

Mục lụcTóm tắt sơ lược về bác sĩ Hannibal Lecter qua phimNhững chẩn đoán bệnh của Hannibal LecterTiêu chí chẩn đoán thái nhân cáchHannibal Lecter và chứng thái nhân cách

Hannibal Lecter được biết đến là một bác sĩ tâm thần ăn thịt người kinh dị trên màn ảnh. Hannibal Lecter là đứa con tinh thần của nhà văn Thomas Harris trong series truyện trinh thám Red Dragon với vai trò là một bác sĩ tâm thần xuất sắc và một kẻ ăn thịt người hàng loạt.Bạn đang xem: Hannibal lecter - kẻ giết người bằng lời nói

Hannibal Lecter là nhân vật mang lại giải Oscar cho Anthony Hopkins và là nhân vật đứng thứ tám trong danh sách 100 nhân vật anh hùng và phản diện tuyệt vời nhất giai đoạn 1990-2010 do tạp chí Entertainment Weekly (Viện Phim Mỹ) bầu chọn.

Bạn đang xem: Hannibal lecter - kẻ giết người bằng lời nói

Cuộc đời của Hannibal Lecter trên phim không được làm theo kiểu cuốn chiếu thông thường là thơ ấu, trưởng thành đến già đi hay xây dựng theo kiểu tương lai – quá khứ. Hannibal trên màn ảnh bắt đầu bằng hình ảnh một tên tội phạm khét tiếng đang ngồi trong lao ngục với thần thái vô cùng lịch sự và trang nhã cùng ánh mắt khiến người khác phải ám ảnh.

 Người xem theo Hannibal đi qua vụ án của Buffalo Bill rồi trốn thoát cùng một chút tình cảm vấn vương cùng cô đặc vụ tập sự Clarice Starling trong Sự im lặng của bầy cừu, 1991. Đến cuộc sống thượng lưu và danh vọng của Hannibal ở Ý và cuộc truy đuổi của Mason với hắn và người chiến thắng cuối cùng vẫn là Hannibal khi hắn đang trên 1 chuyến bay và thưởng thức món não áp chảo đầy phong vị trong Kẻ ăn thịt người (Sự im lặng của bầy cừu 2), 2001.

Những tưởng sẽ có phần 3 cho Sự im lặng của bầy cừu tuy nhiên không bắt khán giả phải đợi tới 10 năm mà 2002 chúng ta đã được gặp lại Hannibal nhưng đó là hình ảnh của hắn trước khi bị phát hiện và quá trình hắn vào tù cũng như nỗ lực điều khiển một kẻ sùng bái hắn hãm hại Graham từ trong tù nhưng bất thành trong Red Dragon, 2002.

Cuối cùng sau 3 phần để chiêm ngưỡng cái ác của Hannibal tác giả cũng như đạo diễn đã giúp chúng ta khám phá ra nguyên nhân vì sao khiến Hannibal thành một tên sát nhân ăn thịt người kinh khủng và gớm ghiếc đến thế trong phần cuối Hannibal Rising (Hannibal báo thù), 2007.

Tóm tắt sơ lược về bác sĩ Hannibal Lecter qua phim

Sự im lặng của bầy cừu

Hannibal Lecter xuất hiện trên màn ảnh lần đầu tiên trong bộ phim Sự im lặng của bầy cừu (1991) bộ phim xoay quanh “bác sĩ” Hannibal Lecter (lúc này Lecter đã bị kết tội và bị tống giam vào bệnh viện tâm thần Baltimore dành cho tội phạm liên bang, dưới sự giám sát của Tiến sĩ Frederick Chilton, một nhà tâm lý học mà Lecter khinh miệt được 8 năm) và cô đặc vụ FBI tập sự Clarice Starling trong vụ án tìm kiếm một tên tội phạm giết người hàng loạt có biệt danh là “Buffalo Bill”.

 Yêu thích sự thông minh và nhã nhặn của Clarice Starling, Hannibal đã giúp đỡ cô tìm ra tên sát nhân hàng loạt và cũng đồng thời tìm hiểu về quá khứ của cô theo cách “có qua có lại”.


*

*

*

*

*

Hannibal Lecter trong Hannibal Rising

Điều duy nhất mà khán giả nhìn thấy lúc đó là cậu bé Hannibal được quân Liên Xô tìm thấy khi đang đi trên cánh đồng tuyết sau khi chui ra khỏi đống đổ nát của căn nhà bị kéo sập. Hannibal được đưa về trại mồ côi nơi trước đó là lâu đài của gia đình cậu.

Tại đây Hannibal trở thành 1 đưa trẻ khép kín, ít giao tiếp và thường gặp ác mộng. Vì lý do đó Hannibal thường xuyên bị bắt nạt. 8 năm sau, trong 1 lần xô xát với sao đỏ Hannibal đã tìm cách trốn thoát khỏi trại mồ côi và tìm đến người bà con xa của mình ở Pháp thông qua những bức thư, hình ảnh của mẹ cậu để lại. Cậu bé Hannibal 18 tuổi một mình nhảy tàu trốn chạy đến Pháp xa xôi và tìm đến nhà chú Robert.

Tuy nhiên khi đến nơi thì chú của cậu đã qua đời, Hannibal được vợ chú là quý bà Murasaki nuôi dưỡng và chăm sóc. Hannibal được học môn kiếm đạo từ bà dì góa và luôn tôn trọng bà. Hannibal giết người lần đầu tiên khi còn là một thanh thiếu niên.

Đó chính là dùng thanh kiếm đạo chặt đầu một tên bán thịt thô lỗ ngoài chợ vì đã có thái độ lăng mạ và coi thường dì của hắn. Hannibal còn mang cả con cá vừa câu của tên bán cá về chế biến và thưởng thức ngon lành.

Khi Hannibal trở thành sinh viên y khoa xuất sắc thường được tiếp xúc và làm việc trong nhà xác hay phụ tá điều tra các vụ án. Hannibal phát hiện ra một loại thuốc có khả năng kích thích trí nhớ của con người. Hannibal đã trộm thuốc và sử dụng để có thể nhớ lại quá khứ bị mất của mình. Hannibal đã thành công, hắn ta nhớ lại tất cả mọi chuyện và nhớ rõ mặt từng tên đã bắt 2 anh em hắn.

Hannibal trở về căn nhà tị nạn của gia đình hắn. Lúc Hannibal qua cửa khẩu một trong những tên đã bắt Hannibal đã phát hiện và lần theo về căn nhà trong rừng. Tại căn nhà tị nạn Hannibal khóc thương cho gia đình hắn và cho em gái Mischa đáng thương.

Cùng lúc đó hắn phát hiện sự xuất hiện của người lạ và với khả năng kiếm nghệ cũng như trí thông minh của mình Hannibal không khó khăn gì trong việc hạ tên lính một cách dễ dàng. Sau khi tra tấn tên lính để biết được tung tích về những tên còn lại, Hannibal cho con la kéo đầu tên lính đứt lìa khỏi cổ và khoét thịt má của hắn ta làm thịt xiên nấm nướng và thưởng thức trước khi rời đi.

Từ đây kế hoạch trả thù của Hannibal bắt đầu. Mặc cho không biết bao nhiêu tình yêu cho Hannibal và dùng mọi cách để ngăn cản hắn, quý bà Murasaki vẫn hoàn toàn bất lực trong việc khuyên ngăn hắn dừng lại. Khi bà chọn cách rời đi, Hannibal đã năn nỉ bà ở lại và nói yêu bà tuy nhiên bà đã nói rằng hắn không biết yêu vì hắn không có trái tim. Hannibal lao vào xé thịt tên cầm đầu Gusta khi hắn đã bị cắt đứt gân chân và ngực khắc chữ M (Mischa) bằng miệng của mình.

Khi cảnh sát vây bắt Hannibal hắn ta đã cho nổ tung chiếc thuyền để ngụy tạo hiện trường giả và lên đường sang Canada để thanh toán tên lính cuối cùng bằng cách đến gặp hắn và xin một cái đầu. Chiếc xe của Hannibal rời đi trong tiếng nhạc của bài hát mà Mischa thích nghe.

Những chẩn đoán bệnh của Hannibal Lecter

Thái nhân cách là gì?

Thái nhân cách (psychopathy) là một thuật ngữ được dùng để chỉ một rối loạn nhân cách nhóm B có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp psukhe (tâm) và pathos (bệnh tật, đau khổ), và từng được dùng để chỉ bất kỳ rối loạn tâm thần nào.

Xem thêm: Thẻ: Ý Nghĩa Các Thông Số Trên Máy Monitor Theo Dõi Bệnh Nhân?

Vào thời điểm hiện tại, chứng thái nhân cách được mô tả chính xác nhất trong hai công trình có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này: Without Conscience (Không có Lương tâm) của Robert Hare và The Mask of Sanity (Mặt nạ của sự bình thường) của Hervey M. Cleckley.

Một kẻ thái nhân cách đúng chính xác là như vậy: vô lương tâm, và quan trọng hơn cả, điều này được ẩn giấu sau một cái mặt nạ bình thường tốt đến nỗi ngay cả các chuyên gia cũng bị đánh lừa.

Một công trình thứ ba gần đây hơn, Snakes in Suits (Rắn độc mặc Com lê) của Robert Hare và Paul Babiak, đã nâng nghiên cứu trong lĩnh vực này lên một tầng cao mới bằng cách nhấn mạnh một thực tế là: nhờ khả năng che giấu bản chất thực sự của chúng, những kẻ thái nhân cách dễ dàng trở thành những con rắn độc mặc com lê nắm quyền kiểm soát thế giới của chúng ta. Nhà tâm lý học từ trường đại học Harvard, Martha Stout, mô tả sự phối hợp chết người này như sau:

“Hãy tưởng tượng – nếu bạn có thể – không có lương tâm, không một chút nào, không một cảm giác tội lỗi hay hối hận dù bạn làm bất cứ điều gì, không chút ý thức kiềm chế bắt nguồn từ sự quan tâm đến người khác, dù là người lạ, bạn bè, hay thậm chí thành viên gia đình. Hãy tưởng tượng không phải đấu tranh với sự hổ thẹn, dù chỉ là một lần trong cả đời bạn, dù bạn làm bất cứ hành động ích kỷ, lười biếng, tai hại hay vô đạo đức nào.

Và thử giả bộ bạn không hề biết đến khái niệm về trách nhiệm, ngoại trừ việc nó là một gánh nặng mà những người khác có vẻ chấp nhận mà không hỏi han gì, như những thằng ngu cả tin.

Bây giờ thêm vào sự tưởng tượng kì quặc này khả năng che mắt những người khác rằng cấu trúc tâm lý của bạn khác xa so với họ. Vì mọi người đều cho rằng lương tâm là thứ tồn tại trong tất cả con người, việc che giấu sự thật rằng bạn không có lương tâm gần như không mất chút công sức nào.”

Chứng thái nhân cách được định nghĩa trong tâm thần học là một trạng thái đặc trưng bởi sự thiếu hụt khả năng đồng cảm hoặc lương tâm, tính khoa trương, ngạo mạn, nhẫn tâm, nông cạn, kém khả năng kiềm chế và hay sử dụng thủ đoạn để giành quyền kiểm soát của cải, tài nguyên hoặc con người. Kẻ thái nhân cách cũng được biết đến là dễ nóng giận, không cảm thấy hối lỗi hay lo lắng và dễ phạm pháp hay gây tội ác.

Mặc dù được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ tâm thần học, thái nhân cách không có đề mục chính xác tương ứng trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Các Rối loạn Tâm thần – Phiên bản IV – Có Sửa đổi (DSM-IV-TR), trong đó đề mục gần nhất là Rối Loạn Nhân Cách Chống Xã Hội (Anti-Social Personality Disorder), hay trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế – Phiên bản 10 (ICD-10), trong đó đề mục gần nhất là rối loạn nhân cách lẩn tránh xã hội (dissocial personality disorder). Vấn đề này sẽ được thảo luận trong phần “Lịch sử”.

Trong thực hành lâm sàng hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán chứng thái nhân cách là dùng Bảng Kiểm tra Thái nhân cách – Có Sửa đổi (PCL-R) của Robert Hare. Hare mô tả những kẻ thái nhân cách như là “những con thú săn mồi trong cùng loài, những kẻ dùng sự hấp dẫn, thủ đoạn, đe dọa và bạo lực để kiểm soát những người khác và đáp ứng nhu cầu riêng ích kỷ của chúng.

Do không có lương tâm và cảm xúc với người khác, chúng nhẫn tâm lấy bất cứ cái gì chúng muốn và làm bất cứ điều gì chúng thích, vi phạm chuẩn mực và đạo đức xã hội mà không có chút cảm giác hối hận hay vương vấn nào.” Hare cũng cho rằng mặc dù tỉ lệ thống kê của những kẻ thái nhân cách trong một xã hội bất kỳ là rất nhỏ, phần đóng góp của chúng vào những đau khổ trong xã hội là đặc biệt lớn. Qua việc nghiên cứu cho thấy những kẻ thái nhân cách rất lão luyện trong việc leo lên những vị trí cao trong giới kinh doanh và chính trị, chúng ta có thể nói chứng thái nhân cách là vấn đề quan trọng nhất của xã hội hiện đại.

Với một người ngoài ngành, thuật ngữ Thái nhân cách thường được hiểu rộng hơn, và thường bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần nói chung. Người ta thường coi “kẻ thái nhân cách” là đại diện cho cảm nhận cá nhân của họ về một con người tà ác, thường dưới hình thức một kẻ điên rồ giết người hàng loạt như vẫn được mô tả trong phim ảnh và văn học. Đây là một nhận thức sai lầm đáng tiếc.

Như đã đề cập ở trên, từ “thái nhân cách” (psychopathy dịch nghĩa đen là “tâm bệnh”) từng được dùng để chỉ bất cứ bệnh tâm thần nào. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này được áp dụng cho những hội chứng trong đó có những rối loạn về cảm xúc hay hành vi nhưng không có bất cứ khuyết tật trí tuệ nào. Những hội chứng này thường được gọi là điên rồ về mặt đạo đức (moral insanity), điên rồ đơn sắc thái (monomania), v.v.. Các trường hợp như vậy đã xác định một cách rõ ràng thực tế là rối loạn tâm thần có thể tồn tại trong một cá thể với trí tuệ nguyên vẹn.

Một trong những hội chứng được xác định trong giai đoạn đầu của tâm thần học hiện đại này được gọi là bốc đồng (impulsion) hay chứng điên cuồng bốc đồng (impulsive insanity). Cái này được giải thích là một sự xáo trộn “không suy xét” trong hành động (không xem xét đến hậu quả) hay sự “hung hăng không tự chủ” và sự vắng mặt của bất cứ triệu chứng xáo động tâm thần nào khác. Theo Berrios, đây là “điểm cốt lõi mà từ đó về sau khái niệm thái nhân cách được xây dựng nên”.

Có một lý do quan trọng trong pháp y tại sao khái niệm ấy được phát triển lên như vậy: để lời khai của các bác sĩ được chấp nhận trong các phiên tòa hình sự, cần một phân loại nào đó khác hơn, hay vượt ra ngoài, phân loại “mất trí toàn diện”. Mọi người đều thấy rõ rằng có những kẻ tội phạm hoàn toàn bình thường về mặt chức năng, nhưng lại gây ra những tội ác cực kỳ tàn ác và ghê tởm bởi vì có một cái gì đó rõ ràng là “không bình thường” với chúng.

Một thay đổi đến trong nửa đầu thế kỷ 20, khái niệm thái nhân cách được thu hẹp lại để chỉ rối loạn nhân cách nói chung. Rối loạn nhân cách khi đó được định nghĩa là “một xáo động kinh niên về cảm xúc hay ý chí, hay một xáo động trong sự liên kết của chúng với các chức năng trí tuệ, dẫn đến các hành vi phá hoại xã hội.”

Đây là một chuyển biến quan trọng từ tư duy coi những kẻ thái nhân cách là những cá nhân “bị tổn thương” sang tư duy coi chúng “gây tổn thương” cho người khác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các bác sĩ chưa nhất trí được làm thế nào để phân biệt các chứng rối loạn nhân cách khác nhau hay gọi tên chúng thế nào. Mặc dù vậy, có sự nhất trí là có một nhóm hội chứng rối loạn quan trọng đặc trưng bởi hành vi bốc đồng, hung hăng và chống xã hội.

Đặc điểm của những kẻ thái nhân cách

Các nhà nghiên cứu thường chỉ ra rằng, bề ngoài, kẻ thái nhân cách dường như có thừa thãi những đặc tính mà người bình thường mong ước nhất như “Dễ mến”, “hấp dẫn”, “thông minh”, “lanh lợi”, “gây ấn tượng”, “tạo sự tin cậy”, và “rất thành công với phụ nữ”.