Làng vũ đại ngày ấy

Chắc hẳn, khi nghe đến làng Vũ Đại, chúng ta đều nghĩ đến nhân vật Chí Phèo, thị Nở, Bá Kiến và cả nồi cá kho làng Vũ Đại. Với lối văn tính tế, chân thực đi sâu vào cuộc sống người dân vùng Vũ Đại lúc bất giờ, Nam Cao đã làm nên một tác phẩm văn học sống mãi với thời gian, khắc sâu trong tâm trí bao thế hệ người Việt. Và làng quê Vũ Đại đó xưa và nay như thế nào. Hãy cùng hecap.org du lịch Hà Nam, tìm hiểu về ngôi làng nổi tiếng này nhé.

Bạn đang xem: Làng vũ đại ngày ấy

Làng Vũ Đại ngày ấy

Làng Vũ Đại là địa danh nổi tiếng gắn liền với truyện ngắn Chí Phèo. Trên thực tế làng được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – quê hương của nhà văn Nam Cao. Đây là hình ảnh quen thuộc đối với những độc giả Việt Nam. Nếu như trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao miêu tả như một bức tranh về xã hội phong kiến thu nhỏ, nơi có rất nhiều bè phái với những mưu toan, thủ đoạn, áp bức người nghèo thì bây giờ, khi đến đây, mọi người sẽ rất ngạc nhiên trước một làng quê thanh bình.Làng Vũ Đại xưa kia luôn gắn liền cái nghèo, cái khổ nhưng ngày nay du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong từng ngõ xóm. Nhưng vẫn còn đó những giá trị văn hóa trường tồn là ngôi nhà Bá Kiến cùng những đặc sản thơm ngon.

*
Ngôi nhà Bá Kiến trong “Chí Phèo” ở làng Vũ Đại

Trước năm 1945, dệt vải là nghề truyền thống của người dân trong làng. Khung dệt mỏ quạ là công cụ phổ biến để cho ra đời những tấm vải đũi thô sơ. Tuy nhiên cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám quanh năm khiến người dân ở nơi đây phải kiếm ăn từng bữa.

Mặc dù tên Vũ Đại chỉ xuất hiện khi có tác phẩm Chí Phèo nhưng ngôi nhà của Bá Kiến trong truyện ở Đại Hoàng tồn tại đã trăm năm. Ngôi nhà 3 gian truyền thống của người Việt Nam này được dựng từ 16 cây cột lim, mái lợp ngói, và có nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo. Trên nóc có khắc dòng chữ Nho nói về thời gian làm ngôi nhà. Cửa nhà là loại ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi để chống mưa nắng. Xưa kia ngôi nhà này có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Điều đặc biệt là nhà đã qua 7 đời chủ với hai lần “chết hụt”.

Lần đầu tiên là năm 1953, ngôi nhà được cứu sau trận càn quét, phóng hỏa của thực dân Pháp. Lần thứ hai, ngôi nhà suýt bị đem xẻ lấy gỗ nếu cụ Trần Thế Lễ bấy giờ mua được, nhưng may thay, ngôi nhà đã được một Việt kiều mua lại để định cư.Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. Cụ Hanh mất đi người thừa kế lại ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Là người chơi bời, rượu chè nên Cựu Cát nhiều lần vay tiền ngụy viên Bắc Kỳ Bá Bính (tên thật là Trần Duy Bính, mất năm 1946). Bá Bính được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

*
Nhân vật Chí Phèo- Thị Nở trong tác phẩm văn học của Nam Cao

Bá Bính thời bấy giờ giữ 3 chức vụ quan trọng, gồm ngụy viên Bắc Kỳ, chánh tổng và lý trưởng. Chức ngụy viên Bắc Kỳ tương đương với đại biểu Quốc hội ngày nay, vì vậy ông được phong hàng Bá, là Bá Bính. “Hồi đó Bá Bính làm quan to nên nhiều người đi hầu, đất của ông ta rộng gần nửa làng Đại Hoàng. Ngôi nhà này được Bá Bính mua lại để làm nhà thờ”, cụ Huấn kể.Bá Bính mất đi để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Bản tính nghiện rượu nên những đồ đạc trong nhà Binh Tảo đều mang đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).Chủ nhân tiếp theo của ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa, cháu cụ Cai Hậu. Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà này nên đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) để mua lại với giá 700 triệu đồng. Trải qua nhiều đời chủ, nhưng kiến trúc ngôi nhà còn khá nguyên vẹn, tất cả được giữ nguyên cho đến hôm nay.Cũng từ cuốn truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao, người ta còn nhắc đến Vũ Đại với bát cháo hành Thị Nở tình nghĩa khiến Chí Phèo có những cảm xúc mong muốn trở thành người lương thiện nhưng “ai cho tao lương thiện” và vườn chuối sau nhà. Có lẽ bấy giờ, đây chính là đặc sản mộc mạc, chân quê của người dân Vũ Đại.

Làng Vũ Đại bây giờ

Làng Vũ Đại ngày ấy bây giờ nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý, Hà Nam chừng 40 km theo đường tỉnh lộ 972. Nghề dệt vải vẫn được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy. Nhưng đến đây, bạn không còn nghe thấy tiếng thoi lách cách, mà thay vào đó là âm thanh máy dệt vải bán công nghiệp khắp xóm làng.Là vùng đất nghèo nhưng có lẽ do ảnh hưởng về đức tin nên người dân khá gắn bó với quê hương, đồng ruộng… Có những ngôi nhà được xây dựng từ thời cụ kỵ, mái nan, gạch trần…, nay con cái, cháu chắt vẫn sinh sống chẳng mảy may suy chuyển. Nhiều khu vườn vẫn giữ được cái ao từ thuở xưa, chỉ khác nay xây được bờ gạch xung quanh thật vuông vức. Hình ảnh ruộng lúa, bãi ngô, bờ tre, gốc chuối, hàng cau… thân thương của làng quê Việt Nam hiện diện thật đậm nét… Có lẽ vì thế con người nơi đây vẫn giữ được vẻ hồn hậu, dân dã từ lời nói tới nếp ăn ở…

*
Ngôi nhà Bá Kiến ngày nay là ngôi nhà 2 gian với nhiều kiến trúc, chạm trổ tinh tế

Đến thăm nhà Bá Kiến nằm ngay sát bên con đường đất liên thôn ở xóm 11 xã Hòa Hậu, bạn không khỏi ngạc nhiên khi trải qua hơn 100 năm dãi dầu mưa nắng, mái ngói của ngôi nhà vẫn dù chưa một lần tu sửa vẫn phẳng lỳ, không dột nát. Các hoa văn chạm khắc chữ nho, hình rồng ở văng, kèo, li tô dường như vẫn còn nguyên.

Xem thêm: Top 5 Kem Trị Thâm Mắt Tốt Nhất, Nhiều Người Mua Nhất Hiện Nay

Mỗi bước chân đi qua từng hàng gạch, cửa nhà, từng tình tiết về làng Vũ Đại xoay quanh ngôi nhà Bá Kiến như hiện ra rõ nét. Đến đây, bạn còn được nghe những câu chuyện thăng trầm về ngôi nhà trăm tuổi từ những bậc cao niên trong làng.

“Vườn hiện thực Nam Cao” là công trình tri ân nhà văn nằm ngay bên đường ở xóm 9, xã Đại Hoàng. “Nhà tưởng niệm Nam Cao” được khánh thành vào năm 2004, nằm trong khuôn viên “Vườn hiện thực Nam Cao”, có 2 cái ao rất rộng ở mặt trước và bên trái được xây bờ và lối đi xuống ao kiên cố.

Trong nhà tưởng niệm có bàn thờ nhà văn Nam Cao; tủ trưng bày các tác phẩm của ông và một góc trưng bày các kỷ vật của nhà văn lúc sinh thời, gồm: giường, tủ bằng gỗ lim… Trong khuôn viên “Vườn hiện thực Nam Cao” có phần mộ nhà văn – liệt sĩ Trần Hữu Tri, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

*
Khu nhà tưởng niệm nhà văn Nam Cao

Và trong không gian của làng Vũ Đại ngày nay, vẫn hiện diện một chiếc lò gạch khiến người ta liên tưởng đến cảnh xuất hiện của Chí Phèo và cũng là nơi Thị Nở nghĩ đến khi chợt lo lắng về cái bụng đang lùm lùm lên của mình…

Ngày nay, theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách về thăm làng Vũ Đại, không chỉ để gợi nhớ lại ký ức đẹp về truyện ngắn Chí Phèo mà còn để thưởng thức những sản vật ngon, bình dị nơi đây. Đầu tiên phải nhắc đến là chuối ngự và hồng không hạt Nhân Hậu.

Vườn chuối của Làng Vũ Đại xưa, nay được biết đến với giống chuối ngự thơm, ngọt nổi tiếng từng được dâng để vua thưởng lãm, do vậy còn gọi là chuối “tiến Vua”. Vỏ chuối mỏng và vị thơm rất lạ, ăn rồi vẫn thấy vị ngọt ở đầu lưỡi. Hồng không hạt Nhân Hậu quả to, cân đối, khi chín màu đỏ sẫm. Da hồng mỏng, mịn căng tròn, nhẵn bóng. Và đúng như tên gọi của nó, loại hồng này không hề có hạt.Ngoài ra, Đại Hoàng còn nổi tiếng với món cá kho Nhân Hậu không đâu sánh kịp. Niêu cá kho của làng có màu cánh gián, thịt cá rắn, chắc, bên trong có màu trắng, dù để mười ngày không cần tủ lạnh niêu cá vẫn dậy mùi thơm ngon. Cá kho ăn nguội với cơm tám nóng là ngon nhất.

*
Cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng trong và ngoài nước

Với khung cảnh xóm làng bình yên, những câu chuyện đầy bí ẩn về ngôi nhà Bá Kiến, nhân vật chí Phèo, Thị Nở và những món ngon luôn là điểm cuốn hút khi du khách du lịch về vùng đất này. Có lẽ chừng đó là đủ để mời gọi du khách ghé qua và quay lại đây thêm nhiều lần nữa.