Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà Ebook

Giới thiệu sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà – Tác giả Haruki Murakami

Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà

Bình tĩnh đến kỳ lạ.

Bạn đang xem: Những người đàn ông không có đàn bà ebook

Dù trong sách này có người biếng ăn, bị không khí rút đi từng calo và cơ thịt hằng ngày cho đến khi chết một cách xương xẩu;

dù có người đi công tác về sớm xô cửa và nhìn thẳng ngay vào mặt vợ mình đang trên một người đàn ông,

dù có người đã dành suốt những ngày hè đi học chỉ để đột nhập vào nhà người ta và hít ngửi nách áo của họ…

thì bầu không khí chung của cả cuốn sách vẫn bình tĩnh đến kỳ lạ.

Nó phù hợp để đọc cả với những người vốn vẫn tránh Murakami vì không quen với thế giới siêu thực của ông. HOàn toàn không có bóng dáng một cơn mưa cá, mưa đỉa, những giấc mơ nguyên tội hay thậm chí một cái giếng.

Đây là những câu chuyện đời thành đô, với những suy tư thị dân mà ai cũng có nhưng ít khi tìm được cách diễn đạt thành lời.

Cả bảy truyện đều như thế, rất bình tĩnh, dù rằng không mấy bình yên.


*

Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà


TIKI SHOPEE FAHASA

1. Thông tin chi tiết

Tên sách: Những Người Đàn Ông Không Có Đàn BàMã hàng 8935235221666Tên Nhà Cung Cấp: Nhã NamTác giả: Haruki MurakamiNgười Dịch: Trương Thùy LanNXB: NXB Hội Nhà VănTrọng lượng: (gr) 300Kích thước: 14 x 20.5Số trang: 272Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà


*

Đánh giá Sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà


1 Cho đến khi gấp lại những trang truyện cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được sự tài giỏi của Haruki khi viết về cái đẹp của sự mất mát thông qua bởi những chi tiết đột ngột.Một con mèo bỏ hoang, một người bạn thình lình cắt hết mọi sự liên lạc, người phụ nữ bỏ đi…Những câu chuyện đưa mình đi đến bất ngờ này đến bất ngờ khác dù trang văn rất bình dị, những câu chuyện tưởng chừng như vô thưởng vô phạt nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa.Cái cách khép lại câu chuyện sẽ khiến nhiều người ám ảnh.

2 Không biết bạn cảm nhận thế nào, cá nhân mình cảm thấy văn Haruki tiểu thuyết dễ đọc hơn truyện ngắn. Phần lớn các truyện ngắn của ông chịu ảnh hưởng đậm văn hoá Mỹ dạng John Updike, Raymond Chandler, nhất là Raymond Carver, và lối kể, tình tiết kiểu Kafka. Bạn sẽ không tìm thấy những câu chuyện “có đầu có đuôi”, mà sẽ dạng như lát cắt ngang một quyển tiểu thuyết dày cui về một nhân vật có sức nặng chẳng kém, với một số biến cố xảy ra giữa thế giới hư hư thực thực của họ. Quyển sách là một tuyển tập các truyện ngắn rơi rác của Murakami, và một thế mạnh của ông là viết về… masculine (giống đực). Vì vậy hãy yên tâm là đọc xong quyển này bạn sẽ hiểu thêm ít nhiều về tâm thế của những người đàn ông: những người chỉ sống trên đôi chân chính mình, vắng bóng phụ nữ. Thêm cái nữa, như mọi truyện Haruki Murakami khác thì những truyện ngắn thường là những nơi ông để nhiều manh mối cho những quyển tiểu thuyết của ông nhất. Vì vậy đây cũng là lựa chọn hợp lý cho những bạn đọc tiểu thuyết xong có một số khúc mắc không giải đáp được hết. Bơi vào đây và để chính tác giả kể thêm một câu chuyện khác cho bạn thấu cảm từ từ nhá.

3 Những người đàn ông không có đàn bà – Haruki Murakami Đôi lúc tớ ngại phải đọc văn của Murakami vì tự cảm nhận mình chưa đủ sâu sắc để đọc một cách trọn vẹn, nên lúc chọn quyển sách này để đọc tớ cũng hơi bâng khuâng. Trò chuyện với Xích, cô ấy bảo mình là thì cứ đọc thôi. Bởi vì cậu biết đấy, có những chuyện đợi khi chín mùi thì sẽ không còn hay nữa. Đợi đến khi mình đủ chính chắn, biết đâu bài học mình rút ra sẽ không thật sự ý nghĩa như lúc ngây ngơ nữa. Vậy là với tâm thế của một kẻ ngây ngơ, tớ đã đọc cùng Xích “Những người đàn ông không có đàn bà”. . Mở đầu bằng “Drive my car”, câu chuyện xoay quanh những vòng quay của vô lăng và người đàn ông mất vợ, tớ đã chuẩn bị tâm thế như đang ở trên một chuyến xe, mặc kệ tác giả muốn dẫn dắt đến bất cứ đâu. Nối tiếp với “Yesterday”, nơi tất cả chỉ dừng lại ở hôm qua, khi mối tình đầu vẫn còn âm ỉ trong tâm trí ta. Rồi đến tận cùng, cái chết của bác sĩ Tokai – một kẻ lãng du bất ngờ rơi vào lưới tình trong “Cơ quan độc lập”… Có thể nói, điểm đến của hành trình này chính là chốn nội tâm phong phú những người đàn ông. Nơi có những cuộc đối thoại chẳng đâu vào đâu nhưng cuối cùng vẫn mang lại cho người đọc thật nhiều trăn trở.

4 Nếu ai đó có cách nhìn ngừoi phụ nữ lúc nào cũng là người đau khổ trong tình cảm thì nên đọc cuốn này. Nỗi đau, hoàn cảnh từng nhân vật, cách nhìn của mỗi người đàn ông về tình yêu thật sự khác lạ với những cuốn sách khác. Đọc xong cuốn này tôi bị cuốn theo dòng cảm xúc nhân vật một cách buâng khuâng. Là đau lòng, đay nghiến thay cho số phận của họ nhưng song đó lại là sự bất lực chơi vơi. Một cuốn sách khá hay, diễn biến chiều sâu của nhân vật mà tác giả vẽ ra muôn màu muôn vẻ. Khi đọc xong tôi phải mất một lúc lâu thời gian để thấu hiểu và chiêm nghiệm từng chút một. Rất hài lòng về cuốn này. Đọc để ngẫm nghĩ về cuộc đời. Đọc để chia sẻ. Và đọc để biết Haruki Murakami.

Xem thêm: Giá Xe Honda City Rs 2020 Giá Lăn Bánh, Honda City 2020: Giảm Giá Sốc Mùa Dịch Covid

5 Dịch vụ tiki: tốt, ship nhanh hơn thời gian đã báo, sách mới đẹp đẽ lành lặn ko 1 vết xước Nội dung sách: mình rất thích cuốn này, dễ đọc chứ ko có cảm giác mệt như khi đọc cuốn khác của tác giả này. Những câu chuyện trong sách đều hay và khiến mình bâng khuâng.

Review sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà


*

Review sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà


Tôi chưa hề đọc một cuốn nào của Haruki cho “nên hồn”. Cuốn duy nhất tôi đọc nghiêm túc là “Biên niên ký chim vặn dây cót” cũng chỉ được tới hơn một nửa rồi bỏ, ra hiệu sách đọc nốt chương cuối. Bạn có thể đọc về Haruki và bình phẩm về văn của ông ở mọi nơi, tôi không muốn nói nhiều nữa. Tôi ít đọc, văn ông tôi chỉ biết qua tiếng thì thầm khen ngợi của những người bạn mỗi dịp đi nhà sách. Tới khi đọc những dòng đầu tiên trong sách ông, tôi đã dễ dàng bị thu hút. Thường, tôi nghĩ, fan của Haruki chắc cũng như tôi, dễ dàng bị cuốn vào thế giới ma mị trong văn chương của ông. Đó những điều kì bí rất đỗi nhẹ, rất đỗi bình dị, rất đỗi chậm dãi…dần dần ngấm vào bạn khi nào không hay…

“Những người đàn ông không có đàn bà” là cuốn sách đầu tiên của Haruki tôi chính thức mang ra quầy tính tiền. Bởi chúng là tập hợp những truyện ngắn, không phải một hành trình dài đầy kì dị và phi logic mà tôi đọc rồi theo đuổi như những cuốn sách khác của ông. Tôi có thể dành vài chục phút nghỉ ngơi để đọc hết một truyện ngắn, ngẫm về nó và vẫn có thể bỏ dở cả cuốn sách ngay khi tôi muốn mà không hề sót ruột vì đã bỏ lỡ một chuyến phiêu lưu.

Cuốn sách là tập hợp 7 truyện ngắn:

Drive my car.Yesterday.Cơ quan độc lập.Scheherazade.Kino.Samsa đang yêu.Những người đàn ông không có đàn bà.

Sách không có mục lục. Tôi cũng không muốn đánh số trang cho các bạn tìm hiểu. Càng không muốn nói cho các bạn biết rằng nội dung từng truyện rõ ràng ra sao.

Khi không nhìn thấy mục lục, tôi nghĩ thầm:”Oke, vậy sẽ coi như đây vẫn là một chuyến phiêu lưu như những truyện dài của Haruki vậy, đọc dần sẽ biết thôi!”. Rồi tôi đọc. Vẫn như mọi khi, tôi bị cuốn hút sau những dòng đầu tiên, cứ thế lật những trang sách khác. Tôi không biết mẩu truyện này sẽ kết thúc ở trang bao nhiêu, truyện mới sẽ có tên là gì-trang nào. Tôi vừa đọc vừa khám phá, tựa như người lạc trong rừng, cầm trong tay con dao phát cây muốn tìm đường ra nhưng càng ngày lại càng lấn sâu vậy.

Khi viết những dòng này, tôi đang nghe “A summer place” của Percy Faith – một bản nhạc được nhắc đến trong truyện. Từ sau này, có lẽ khi nghe thấy giai điệu này, kí ức trong tôi sẽ mãi gắn với cuốn sách như cái cách nhân vật “tôi” trong “Những người đàn ông không có đàn bà” gắn những lát cắt đời mình với M – cô gái đã chết. Nếu giai điệu ấy còn vang lên đâu đó, hẳn kí ức rằng ngày hôm trước tôi đã đọc sách, ngày hôm nay tôi viết review sách vẫn hiện lên. Nếu giai điệu ấy không bao giờ xuất hiện trong đời tôi lần nữa, có nghĩa là kí ức cũng theo đó mà biến mất. Như cái cách M xuất hiện trong đời của “tôi”. Là tình yêu thưở 14, là những hai năm gắn bó sau này, là sự quyến rũ của những anh thủy thủ khác với M, là sự ra đi của M, là tấm lưng của M, là bản “A Summer Place” và những bài nhạc thang máy của cô… Cô còn xuất hiện trong đời “tôi” thì anh còn giữ và còn nhớ tới chúng, cô chết thì chúng cũng dần biến mất khỏi anh… Dù đã lấy vợ và chỉ nhớ tới M trong một khoảnh khắc sau cú điện thoại nhưng thẳm sâu trong “tôi”, anh vẫn mang đậm hình bóng cô.

“Tôi” của “Những người đàn ông không có đàn bà” biết yêu từ rất lâu, yêu rất nhiều. Nhưng Samsa của “Samsa đang yêu” thì ngược lại. Mở mắt và bắt đầu sống trong thân xác một kẻ trưởng thành nhưng anh phải tập thở, tập đi, vật lộn để có được một dáng vẻ con người tự nhiên nhất. Nhìn ra phố qua cửa kính anh bỗng thấy sợ lũ chim sẽ tới tấn công mình dù rằng đầu óc anh chẳng hề nhận biết được thực tại đang ra sao, ngay cả cách mặc quần áo với hàng tá khuyu như thế nào anh cũng chịu. Rồi cô gái nhà sửa khóa xuất hiện. Cô gù. Anh cho mình là xấu xí. Cô làm những điều tự nhiên. Anh phải cố gắng để mình không có vẻ phi tự nhiên của kẻ mới sống dậy. Đâu đó trong anh khi nghe người con gái đó nói, vặn mình, bước đi… trở nên dồn dập, ấm áp và bắt đầu biết nhớ mong. Khoảnh khắc cô gái ra đi, nói có thể trở lại hoặc không, để lại Samsa với căn nhà trống, không biết sẽ có ai trở về hay không, không biết tình hình bên ngoài sẽ tác động như thế nào…khiến tôi hoảng sợ nhẹ. Trong khi đó, Samsa thì chỉ đơn giản nghĩ sẽ cố gắng học cách mặc quần áo, sống như một con người để chờ đợi cái gọi là tình yêu từ cô gái kia…

Kino và Habara của “Kino” và “Scheherazade” chẳng có thứ gì để nói giống nhau trừ khoản phụ nữ. Kino từng đi khắp nơi để quảng bá sản phẩm cho công ty rồi trở về mở một quán bar, Habara chỉ đơn giản được điều tới một nơi, chỉ ở suốt trong nhà. Cái tôi viết về cả hai trong cùng một đoạn ấy là vì họ với đàn bà, đều chỉ liên hệ bằng sex. Cái tối mưa cô gái ở lại quán và cho Kino nhìn thấy những vết sẹo do thuốc lá, anh cùng cô ân ái. Từ đó trong anh luôn có một khoảng trống mong đợi một đêm mưa, anh sẽ lại được cô cho xem những vết thương kia một lần nữa… Người phụ nữ chăm lo cơm nước hàng tuần đến với Habara, rồi họ làm tình, cô kể cho anh nghe về những điều kì lạ như là kiếp trước của họ. Anh luôn ghi lại câu chuyện của cô với những ý cốt yếu nhất, chỉ mình anh có thể hiểu. Những câu chuyện của cô dần tạo nên một kho tàng trong anh, khiến anh mong ngóng mỗi ngày… Cô gái với những vết sẹo biến mất, Kino cứ phải lấn trốn mà không rõ nguyên do, mang trong mình sự trống rỗng ấy tới không biết khi nào. Habara mang trong mình cả một kho tàng và bắt đầu đồng điệu với Scheherazade nhưng cũng chẳng hề biết cô là ai, ở đâu, ra sao, rồi ngày khác cô có tới nữa không…

Bác sĩ Tokai trong “Cơ quan độc lập” theo chủ nghĩa độc thân. Bỗng có một ngày, anh tin rằng đã tìm được tình yêu của đời mình. Không lâu sau đó, anh biết mình bị cô lợi dụng. Vì tình yêu, một bác sĩ như Tokai đã ốm dần mà chết. Không như Tokai, Kafuku của “Drive my car” biết vợ mình ngủ với người khác, vậy mà anh vẫn không hỏi cô nguyên nhân. Tới khi vợ chết, Kafuku vẫn ôm câu hỏi đó trong lòng mình, không có lời giải. Người phụ nữ của Tokai, có thể phụ nữ của nhân loại này đều vậy, xem việc nói dối ở một mức độ nào đó – bản thân ý thức chúng không hề vô hại – ấy là do một cơ quan độc lập điều khiển. Vợ của Kafuku, ngủ với người đàn ông khác, gian dối chồng mình, hẳn cũng là do một loại bệnh, một tổn thương lớn trong lòng – điều đó khiến cô không hề cảm giác xấu hổ hay áy náy? Đều bị đàn bà làm tổn thương nhưng họ chẳng hề mang mong muốn thù hận, ngược lại, họ chỉ càng in sâu hình ảnh người phụ nữ ấy vào lòng mà thôi…

Yesterday – Ngày hôm qua, đúng là câu chuyện kể chỉ về những ngày tháng đã qua của tác giả và cậu bạn một thời của mình cùng cô bạn gái. Cuối truyện, khi biết người bạn kia trở thành thợ sushi và dịch chuyển khắp nơi trên đất Mỹ, cô gái đã lớn tuổi – chưa lấy chồng và hai người vẫn giữ liên lạc, tôi tự hỏi mình rằng: Liệu phải chăng trong tim họ còn giữ chỗ cho đối phương? Dù cô gái đã phản bội anh, anh biết điều đó mới ra đi. Vậy mà tới giờ, anh vẫn còn quá thương yêu cô nên không thể dành chỗ cho một ai khác. Những người đàn bà trong các truyện khác có thể chết, có thể biến mất, có thể sẽ tới hoặc không nhưng cô gái này thì vẫn ở đây, chỉ có người đàn ông kia biến mất…

Giọng kể rất từ tốn, nhẹ nhàng. Các chi tiết không đầy chất kì bí, ma mị như những truyện dài khác đã xuất bản. Tuy thế, cái bình bình, tĩnh tĩnh không phản ánh lên sự bình yên của mỗi cá nhân trong các truyện ngắn, đặc biệt là các nhân vật nam chính. Đàn bà rạch lên tim họ những vết rất sâu rồi rời đi không nói không rằng nhưng mấy gã ấy lại yêu thương bị cáo vô cùng, tới nỗi chẳng bao giờ oán thán họ. Đàn bà ở bên họ nhưng không cho họ một lời khẳng định, ngay cả ngày mai ra sao cũng không biết được, ngay cả việc cả người ấy có cảm nhận như những người đàn ông ấy không họ cũng không thể hiện, không cho mấy gã biết, người đọc cũng không đoán được… Dù những gã ấy – họ có sống một cuộc đời khác, chạy trốn không biết ngày nào trở lại hay chết đi thì sâu trong tim họ, hình bóng những người con gái ấy vẫn tồn tại và cảm xúc yêu đương thì không hề nguội lạnh đi.

“Khi trái tim cô ấy cử động, lập tức trái tim tôi cũng bị kéo theo. Như thể hai con thuyền đang bị cột bởi một sợi dây thừng. Muốn cắt mà không tìm được một vật sắc nhọn nào để cắt.” Vì vậy, mong rằng bạn sẽ tìm được một con thuyền đúng đắn để cột sợi dây thừng yêu đương của mình. Đừng để như những người đàn ông trong tập truyện ngắn này. “Chỉ cần yêu sâu sắc một người và nàng biến đi đâu mất là xong” – Thế là bạn đã lọt vào nhóm:”Những người đàn ông không có đàn bà” rồi đấy!

Ít nhất, những người đàn ông không có đàn bà vẫn có thể trụ vững trước cuộc sống, còn đàn bà không có đàn ông, dù là ai và mạnh mẽ tới đâu, họ vẫn luôn cần một điểm tựa.

Mua sách Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà” khoảng 59.000đ đến 62.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…