Rơ Le Nhiệt 3 Pha

Relay (rơ le) nhiệt là gì? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và cách chọn rơle nhiệt nhé.

Bạn đang xem: Rơ le nhiệt 3 pha

Giá contactor các hãng LS, Chint, Schneider, Mitsubishi, nên chọ loại nào?

Giá rờ le nhiệt LS, Chint, Schneider, Mitsubishi, nên mua ở đâu?


1. Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là một loại khí cụ dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá tải. Relay nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn. Cần phải có thời gian phát nóng, do đó rờ le nhiệt có thời gian làm việc từ vài giây đến vài phút.

*

Rơ le nhiệt LS là gì

2. Cấu tạo của rơ le nhiệt

– Cấu tạo của rơ le nhiệt:

*

Sơ đồ cấu tạo của rơ le nhiệt

+ Phần tử đốt nóng (6) được đấu nối tiếp với mạch động lực và ôm lấy thanh lưỡng kim (5). Tùy theo trị số dòng điện chạy qua phần tử phát nóng mà thanh lưỡng kim cong nhiều hay ít. Vít (4) cho phép điều chỉnh dòng điện tác động.

+ Khi rơle nhiệt tác động, đòn bẩy (1) tác động làm mở tiếp điểm thường đóng (2) và đóng tiếp điểm (3).

+ Nhấn nút Reset (8) để phục hồi rơle nhiệt như ban đầu. Sau khi thanh lưỡng kim nguội về vị trí ban đầu.

– Các tiếp điểm của rơle nhiệt

+ Tiếp điểm thường đóng (NC): thường gắn nối tiếp với cuộn Coil của contactor. Khi quá tải, tiếp điểm này mở ra ngắt điện contactor.

+ Tiếp điểm thường mở (NO): thường được gắn với đèn hay còi báo sự cố khi quá tải.

– Ký hiệu:

*

Ký hiệu của relay nhiệt

3. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý của rơle nhiệt dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện làm giản nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá kim loại có hệ số giản nở khác nhau, ghép chặt với nhau thành một phiến bằng cán nóng hay hàn.

Khi có dòng điện quá tải đi qua, thanh lưỡng kim được đốt nóng. Uốn cong về phía kim loại có hệ số giản nở bé. Khi đó cần gạt tác động làm chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Tiếp điểm phụ sẽ đóng cắt contactor, ngắt điện khỏi động cơ.

=> Do đó, cần lưu ý rơle nhiệt không bảo vệ quá tải bằng cách đóng cắt trực tiếp mạch động lực. Mà thông qua tiếp điểm phụ cắt mạch điều khiển. Contactor có gắn rơle nhiệt được gọi là khởi động từ.

4. Công dụng của relay nhiệt

– Tác dụng của relay nhiệt là bảo vệ quá tải, quá nhiệt cho động cơ và mạch điện. Do đó để bảo vệ ngắn mạch thì cần sử dụng thêm cầu chì hoặc CB.

– Tại sao không dùng CB để bảo vệ quá tải?

CB có khả năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch, nhưng trong mạch người ta thường dùng relay nhiệt để bảo vệ quá tải. Vì khi động cơ khởi động dòng điện tăng 5-7 lần dòng điện định mức. Do đó người ta chọn CB có dòng điện định mức lớn hơn 1,5-2 lần Iđm của động cơ. Trong khi đó người ta chọn relay nhiệt theo Iđm của động cơ, nên relay nhiệt bảo vệ quá tải tốt hơn.

Xem thêm: Giải Mã Những Bí Mật Cổ Sri Lanka: Cánh Cổng Thiêng Bước Vào Vũ Trụ?

– Rơ le nhiệt có bảo vệ mất pha không?

Do tính năng làm việc bằng cơ, cần có thời gian phát nóng đủ dài để tác động. Nên relay nhiệt không phù hợp để sử dụng bảo vệ mất pha. Thay vào đó người ta sử dụng rơ le bảo vệ mất pha chuyên biệt. Tuy nhiên ở một số dòng relay nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng này.

5. Thông số kỹ thuật của relay nhiệt

Đặc tính cơ bản của relay nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải và thời gian tác động của nó (đặc tính A – s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị theo đúng số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất, các đối tượng bảo vệ cũng cần đặc tính A-s.

Hình dưới đây là ví dụ về đường đặc tính bảo vệ của rờ le nhiệt Chint dòng NR2.

*

Đường đặc tính A-s của rờ le nhiệt Chint

6. Sơ đồ đấu dây rơ le nhiệt kiểu 3 pha và 1 pha

– Đấu rơ le nhiệt 3 pha

Dùng để bảo vệ động cơ 3 pha khi có sự cố quá tải. Mạch cơ bản này được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp.

Nhấn ON động cơ hoạt động, khi có sự cố quá dòng thì tiếp điểm thường đóng 95-96 của rờ le nhiệt mở ra. Lúc này cuộn K không được cấp điện nên contactor ngắt điện khỏi động cơ. Và đồng thời tiếp điểm thường mở 97-98 đóng lại, đèn báo sự cố sáng.

*

Đấu rơ le nhiệt 3 pha

– Đấu relay nhiệt kiểu 1 pha

Sử dụng rơ le nhiệt 3 pha đấu mạch khởi động có bảo vệ quá tải cho động cơ 1 pha. Nguyên lý tương tự như mạch dùng bảo vệ động cơ 3 pha.

Dựa vào hình đặc tính A-s ở trên, ta thấy trường hợp này thời gian tác động của rơ le nhiệt nhanh hơn trường hợp 3 pha.

*

Đấu relay nhiệt kiểu 1 pha

7. Cách chọn relay nhiệt

 Chọn đúng rơ le nhiệt là sao cho đường đặc tính A – s của rờ le nhiệt gần sát đường đặc tính của động cơ. Nếu chọn thấp quá sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

*

Đặc tính dòng điện – thời gian

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3)Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.

– Tính chọn rơ le nhiệt:

Ví dụ tải là động cơ không đồng bộ ba pha 380V, công suất 6 kW.

Ta sẽ tính nhanh có: Iđm ≈ 2P

 ⟺ Iđm = 12 A

=> Ta sẽ chọn rờ le nhiệt 12 – 18A

Lưu ý rờ le nhiệt có sẵn chân cắm với contactor, nên cần chọn rờ le nhiệt và contactor cùng hãng và công suất để tương thích với nhau.

Xem lại bài viết: Chọn rờ le nhiệt các hãng LS, Chint, Schneider, Mitsubishi theo giá và contactor?

8. Các loại rơle nhiệt thông dụng

Các loại rơle nhiệt được sử dụng phổ biến ở Việt Nam như LS, Chint, Mitsubishi. Schneider,…