Thiết Kế Trường Mầm Non

1. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non2. Xu hướng thiết kế trường mầm non mới nhất 2023 3. Ý tưởng thiết kế nội thất trường mầm non đẹp bắt mắt và thân thiện
Thiết kế trường mầm non, trường mẫu giáo dù là tư thục hay công lập đều được các bậc phụ huynh quan tâm. Đây là ngôi trường đầu tiên mà các bố mẹ gửi gắm con mình. Là nơi ươm mầm những tài năng tương lai cho đất nước Việt Nam.

Bởi vậy mà dù chủ đầu tư là nhà nước, tư nhân hay nước ngoài đều mong muốn sở hữu một trường mầm non chất lượng, đạt tiêu chuẩn để thu hút các bậc phụ huynh cho con em mình đến ngôi trường mà mình đã bỏ tiền bạc, tâm huyết, đam mê,…

Ngày nay, rất nhiều trường mầm non hay các cơ sở trông giữ trẻ, nhà trẻ hoạt động. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đủ chất lượng giáo dục trẻ nhỏ. Bởi thế mà các phụ huynh ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn trường học cho con mình.

Bạn đang xem: Thiết kế trường mầm non

Vậy các nhà đầu tư phải làm sao để thiết kế trường mầm non đẹp, đúng theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục? Dưới đây là một vài lưu ý, mời quý vị cùng tham khảo:

Một vài mẫu trường mầm non An Lộc đã thực hiện:


*

Thiết kế nội thất trường mầm non Ước Mơ Xanh, Hà Đông, Hà Nội
*

Thiết kế nội thất trường mầm non Louis tại Cầu Giấy, Hà Nội

Thiết kế trường mầm non ICE 4 tầng 85m2 tại Bình Tân, TPHCM
*

Thiết kế nội thất trường mầm non 60m2 tại Hưng Yên – Chị Liên
*

Thiết kế nội thất trường mầm non Điểm Sáng tại Văn Giang, Hưng Yên

1. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

1.1 Thiết kế trường mầm non khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung

Khi thiết kế trường mầm non, phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung của các bé phải đảm bảo rộng rãi, thông thoáng. Diện tích tối thiểu cho mỗi bé phải từ 2m2. Đối với hành lang phải rộng trên 3m, tốt hơn nên có hàng lang đằng sau.

Phòng ngủ của các bé cần đảm bảo sự thoáng mát, sàn được lát sạch sẽ đảm bảo cho các bé có thể thoải mái khi ngủ nghỉ.

*
Thiết kế phòng ngủ cho các bé

1.2 Thiết kế lớp học mầm non

Không giống với các lớp chồi, lớp lá, lớp học mầm non phải được thiết kế nội thất đảm bảo thu hút các bé với nhiều màu sắc rực rỡ. Màu sắc cũng giúp kích thích thị giác, tăng hứng thú cho các bé. Đồng thời lớp học cần phải thông thoáng, rộng rãi. Nên có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, bàn ghế nên được bố trí phù hợp với độ tuổi.

Yếu tố thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên luôn phải được đảm bảo trong lớp học. Diện tích lớp học cần phải được thiết kế phù hợp với số lượng trẻ.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 (Bản PDF) lớp học cần đảm bảo diện tích từ: 1,5 m2 – 1,8 m2/trẻ, nhưng không được nhỏ hơn 24m2/ phòng đối với nhóm trẻ và 36m2/ phòng đối với lớp mẫu giáo.

*
Hình ảnh trang trí lớp mầm non đẹp

Chiều cao bàn ghế học tập phải được thiết kế phù hợp với chiều cao của bé. Khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 220 mm và không cao hơn 270 mm.

Ngoài ra, đồ nội thất nên được thiết kế gọn gàng, sinh động để tạo cảm hứng cho bé. Nếu diện tích rộng rãi mỗi lớp nên có 1 kho riêng, hoặc 2 lớp chung 1 kho để cất những đồ dùng hàng ngày như giường, chăn, đệm, đồ chơi…

1.3 Khu vực bếp của trường

Đối với phòng bếp trường mầm non, đầu tiên phải đảm bảo sự sạch sẽ. Bởi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Điều đó đống nghĩa với thiết kế bếp phải đủ rộng rãi, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn.

*
Phòng bếp nhà trẻ

1.4 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Để thuận tiện cho các bé sử dụng và cô tiện quan sát, phòng vệ sinh phải xây dựng khép kín với phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung hoặc liền kề nhóm lớp.Diện tích tiêu chuẩn phải từ 0,4m2 – 0,6m2/trẻ và không được nhỏ hơn 12m2/phòng.Giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu cần có vách ngăn 1,2m.Mỗi ô đặt bệ xí có kích thước là 0,8m x 0,7m.Bố trí từ 2 – 3 tiểu treo cho bé trai và 2 – 3 xí bệt cho bé gái.Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa.Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi.
*
Thiết kế nhà vệ sinh trường mẫu giáo

Một vài lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh cho các bé:

Nhà vệ sinh trường mẫu giáo cần thiết phải có vách ngăn bằng kính để giáo viên dễ dàng quan sát các bé.Tránh thiết kế thêm bồn tắm hay bồn chứa nước. Vì nó sẽ gây nguy hiểm cho các bé khi các bé ngã vào dễ dẫn đến tai nạn đáng tiếc.Sàn nhà nên sử dụng gạch nhám, có thảm gai, nhằm chống trơn trượt.Kích thước bồn cầu phải vừa vặn, thuận tiện cho các bé đi vệ sinh. Tốt nhất, kích thước bồn cầu nên phù hợp với lứa tuổi.Không gian vệ sinh phải sạch sẽ, thoáng đãng. Nên thiết kế nơi có ánh sáng tự nhiên để hạn chế vi khuẩn gây bệnh do ẩm mốc trong quá trình sử dụng.

1.5 Trang trí sân trường mầm non, sảnh đón tiếp

Đối với sân trường mần non cần lưu ý:

Sân chơi của các bé cần phải đủ rộng rãi, đầy đủ ánh sáng. Diện tích sân chiếm ít nhất 20% diện tích toàn trường (bao gồm cả hành lang đối với mặt sàn lớn như sàn chung cư).Sân chơi không được có các bậc thềm nhô cao bất thường, nền sân và vườn cỏ phải tránh trơn trượt.Sân nên có nhiều cây xanh với tán lá rộng mát. Đồng thời cây xanh cũng phải ít sâu, ít rụng lá. Các loại cây thường được trồng là: Kèn hồng, lim xẹt, xà cừ, sao đen, giáng hương,…Một số loại cây với hoa đẹp như Bằng Lăng, Phượng,… Hay các cây có liên quan đến các câu chuyện cổ tích như Khế, cây trầu, cây cau,.. Cũng nên được trồng trong sân chơi.Hành lang lớp học nên được bố trí nhiều cây hoa, cây cảnh để tăng tính thẩm mỹ, sự thiên thiện và tươi mới. Giúp các bé tiếp xúc và học được về thiên nhiên. Chiều cao hành lang tối thiểu 2m1 và đảm bảo tiêu chuẩn PCCC.Cần bố trí khoa học các đồ chơi, đồ vận động không nên để quá sát nhau. Đồng thời cần đảm bảo lối đi cho các bé chạy nhảy trong khu vực sân chơi.
*
Sân trường mầm non

Khu vực đón tiếp phụ huynh cần được thiết kế tinh tế, bắt mắt, thân thiện và có điểm nhấn. Điều này nhằm góp phần nâng cao thương hiệu, rất quan trọng trong việc phát triển chuỗi cơ sở sau này.

1.6 Vườn rau của bé

Phòng giáo dục phát động và chỉ đạo phong trào “Vườn rau sạch cho bé”. Bởi vậy mà các trường chuẩn Montessori không thể không có vườn rau cho bé trồng và chăm sóc. Thậm chí có trường còn triển khai cả vườn rau mini cho từng lớp học.

*
Vườn rau của bé

Tuy nhiên, vườn rau cần được bố trí tại khu vực thấp, chia theo luống hoặc từng ụ trước cửa lớp. Điều này giúp các bé dễ dàng quan sát, chăm sóc rau và cũng giúp đảm bảo cảnh quan. Vườn rau cũng nên thiết kế hệ thống tưới nước tự động. Tránh trường hợp các bé phải đi lấy nước ở các bể chứa, giếng, ao hồ làm ướt quần áo hay xảy ra tai nạn nguy hiểm.

1.7 Thiết kế cổng nhà trẻ mẫu giáo

Với các trường diện tích rộng rãi, có cổng riêng nên xây dựng đảm bảo an toàn. Cổng trường cần có thiết kế rộng, kiên cố, treo biển cấm leo trèo. Cánh cổng cũng cần được thiết kế cao, không nên có những bậc thấp, tránh trẻ treo lên nghịch.

*
Mẫu cổng trường mầm non đẹp

Với các trường mẫu giáo không xây dựng cổng thì có thể thay bằng biển hiệu. Điều này sẽ đơn giản hơn nhưng vẫn gây được sự thu hút, thích thú của bé.

Biển hiệu trường cũng tạo cảm giác thân thiện, muốn khám phá và thích đến lớp cho trẻ.

1.8 Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang trường mầm non

Cầu thang có độ dốc tiêu chuẩn từ 22 – 24 độ.Chiều rộng cầu thang phải bằng hoặc lớn hơn 1,2m.Độ cao của cầu thang bằng hoặc thấp hơn 12cm.Tây vịn cầu thang cho bé (tính từ bậc mặt tang đến tay vịn) phải cao từ 0,5m – 0,6m.Lan can phải có chấn song chắc chắn và không thấp hơn 90cm. Khoảng cách giữa các thanh chắn không được lớn hơn 10cm và không sử dụng các thanh chắn ngang nhằm đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho trẻ.

1.9 Thiết kế văn phòng trường mần non và các công trình phụ trợ khác

Văn phòng trường mầm non là nơi tiếp đón phụ huynh hay những đoàn kiểm tra cơ sở. Ngoài ra, đây cũng là nơi giải quyết các vấn đề nội bộ hay các cuộc họp của giáo viên.

*
Thiết kế văn phòng trường mầm non

Để được cấp phép thành lập trường thì văn phòng trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu như bàn hiệu trưởng, kế toán, bàn họp, sofa tiếp khách hay phòng pantry,… Văn phòng nên tương xứng với quy mô của từng trường cụ thể. Không gian cần thoáng đãng và có ánh sáng tự nhiên.

Một số công trình phụ trợ khác:

Phòng y tế: Diện tích tối thiểu là 10m2, được thiết kế tại vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu.

Xem thêm: Mua Giày Lining Tại Hà Nội

Phòng thay đồ nhân viên: Được thiết kế gọn gàng ở vị trí hợp lý, thuận thiện cho việc sinh hoạt chung của trường.Phòng kho, nhà kho: Có thể kết hợp là nơi giặt sấy đồ. Nên được bố trí từ 1 đến 2 nơi với diện tích hợp lý.

2. Xu hướng thiết kế trường mầm non mới nhất 2023

2.1 Thiết kế trường mầm non mô hình Montessori

Montessori là một phương pháp giáo dục cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp này được phát triển bởi bác sĩ Maria Montessori (1870 – 1952) người Ý, vào cuối thế kỷ 19. Mô hình Montessori tập trung vào sự tự do và tự học của trẻ, cung cấp môi trường tự nhiên và sáng tạo cho trẻ phát triển các kỹ năng.

*
Thiết kế trường mầm non mô hình Montessori

Thiết kế trường mầm non theo mô hình Montessori cũng có nhiều điểm khác biệt đó là:

Sự tự do: Trẻ được phép chọn hoạt động và tự lựa chọn mô hình học tập của mình.Sự linh hoạt: Phòng học được thiết kế linh hoạt với nhiều bàn, ghế đặt tại nhiều vị trí cho phép trẻ tự do di chuyển và hoạt động.Thiết bị giáo dục: Mô hình trường mầm non Montessori có các mô hình giáo dục và thiết bị được chọ lọc để trẻ tự học và tìm hiểu về thế giới xung quanh.Sự tập trung: Phòng học được thiết kế với môi trường yên tĩnh, giúp trẻ tập trung vào hoạt động học tập.Sự tự nhiên: Phòng học theo chuẩn Montessori được trang bị các vật dụng tự nhiên và giống như thật, giúp trẻ học qua trải nghiệm.

2.2 Thiết kế trường mầm non mô hình Reggio Emilia

Mô hình trường mầm non Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi đến từ thành phố Reggio Emilia, miền Bắc Italia. Đây là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất cho trẻ nhỏ. Mô hình Reggio Emilia tập trung vào sự hợp tác giữa trẻ, giáo viên và gia đình nhằm tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho các con.

Reggio Emilia cũng nhấn mạnh sự tự do và tự học. Cung cấp các hoạt động giáo dục tự do để trẻ phát triển kỹ năng và sáng tạo của mình. Trong mô hình này, giáo viên đứng vai trò là nhà giáo trình động, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ trong quá trình học tập.

*
Lớp học mầm non mô hình Reggio Emilia

Thiết kế nhà trẻ mẫu giáo theo mô hình Reggio Emilia cần phải đáp ứng những yêu cầu về sức khỏe, an toàn và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Các tiêu chuẩn chính của thiết kế bao gồm:

Sức khỏe và an toàn: Trường mầm non cần phải sạch sẽ, an toàn và thuận tiện cho các hoạt động của trẻ.Diện tích và không gian: Trường học cần phải có diện tích lớn với các phòng học rộng để trẻ có thể chơi và hoạt động tự do.Yêu cầu về trang thiết bị: Trường cần có các tài nguyên và hoạt động giáo dục để tạo ra cảm hứng và sáng tạo cho trẻ.Sự hợp tác giữa trẻ, giáo viên và gia đình: Trường mầm non cần cung cấp các cơ hội cho sự hợp tác giữa trẻ, giáo viên và gia đình để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.

2.3 Thiết kế trường mầm non mô hình STEAM

Mô hình trường mầm non STEAM viết tắt của các từ Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics. Mô hình STEAM nổi bật với việc kết hợp các môn học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học để giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo và tính nghệ thuật. Mô hình dậy học này tạo môi trường hoạt động trực quan, thực tế và sáng tạo để giúp các bé tự học tập và thực hành kiến thức mới. Các hoạt động này giúp trẻ em rèn luyện sự tự tin, tính nghệ thuật và kỹ năng sáng tạo.

*
Thiết kế trường mẫu giáo mô hình STEAM

Khi thiết kế trường mầm non mô hình STEAM cần phải tôn trọng sự sáng tạo và tính nghệ thuật của trẻ. Điều này nhằm góp phần xây dựng sự tự tin và tình yêu với việc học của trẻ. Các phòng học cần được thiết kế gọn gàng, sạch sẽ và có đủ trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động học tập và nghệ thuật.

3. Ý tưởng thiết kế nội thất trường mầm non đẹp bắt mắt và thân thiện

3.1 Trang trí phòng học với màu sắc sinh động

Trẻ em luôn bị thu hút bởi những thứ nổi bật. Khi thiết kế nội thất trường mầm non bạn nên sử dụng các màu sắc tươi sáng và nổi bật như: Đỏ, Vàng, Cam, Xanh,… Những màu sắc này sẽ mang đến không gian phòng học sống động. Ngoài ra những vật dụng trang trí như: Tranh, hình vẽ động vật, thiên nhiên, bảng ghi chú,… Cũng cần phải được sử dụng một cách thông minh.

*
Màu sắc sinh động luôn thu hút các bé

3.2 Sử dụng các đồ vật ngộ nghĩnh, lạ mắt

Thiết kế trường mầm non nên sử dụng các đồ vật ngộ nghĩnh, lạ mắt như: mô hình động vật, tranh hoặc những món đồ chơi,… để trang trí phòng học. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập vui nhộn và đầy thú vị. Các bé có thể học được nhiều hơn qua các đồ vật mới và rèn luyện tính sáng tạo của bản thân.

*
Trang trí lớp học mầm non với hình ảnh những con vật ngộ nhĩnh, đáng yêu

3.3 Những căn phòng có thiết kế lạ mắt

Những thiết kế phòng học mầm non lạ mắt giúp tăng sự quan tâm và tạo không gian hấp dẫn cho trẻ. Có thể sử dụng các hình dạng, màu sắc và kết cấu khác nhau để tạo ra những căn phòng có phong cách riêng. Ví dụ như sử dụng hình dạng bóng mờ, màu sắc tươi sáng và các khối cứng để tạo nên một phòng học độc đáo và sáng tạo. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ học tập và phát triển.

*
Thiết kế lớp học mầm non như một khu rừng

3.4 Trang trí phòng bằng những hình ảnh 3D sinh động

Hãy tạo ra môi trường học tập trực quan và sáng tạo cho trẻ bằng những hình ảnh 3D sinh động. Đó có thể là những hình vẽ trên tường nhà trẻ mẫu giáo. Những hình ảnh minh họa hoặc các hoạt động giải trí với đầy màu sắc và hình dạng sống động. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung và tạo sự quan tâm cho nội dung học tập.

*
Những hình ảnh 3D sinh động tạo sự thích thú cho trẻ

3.5 Sử dụng bàn ghế thông minh

Sử dụng bàn ghế thông minh cho lớp học mầm non cung cấp môi trường học tập năng động và sáng tạo cho bé. Các bé có thể tự do di chuyển, thay đổi vị trí học tập hay tập trung vào những công việc mình yêu thích. Bàn ghế thông minh cũng có thể được sử dụng như công cụ hỗ trợ hoạt động giải trí và sáng tạo của các con.

*
Bàn ghế thông minh, gấp gọn sẽ là một lựa chọn tốt cho lớp học

3.6 Biến sân trường thành một công viên vui chơi

Hãy tạo sự thu hút cho các bé với “một công viên vui chơi” tại sân trường mầm non. Hãy thêm những thiết bị vui chơi an toàn như cầu trượt, thú nhún,… Cây xanh hay một vườn hoa cũng nên được thêm vào khu vực này.