Bài giảng điện tử động vật sống dưới nước

Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi sống, vận động của một số động vật sống dưới nước. Trẻ biết lợi ích của chúng đối với đời sống con người, có chứa nhiều chất đạm và can xi, chế biến được nhiều món ăn. Trẻ biết chú ý quan sát để đưa ra những nhận xét về đặc điểm của các con vật sống dưới nước.

b. Kĩ năng

Rèn trẻ kĩ năng phân biệt, so sánh. Rèn khả năng quan sát ghi nhớ chú ý có chủ định. Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi. Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

c. Thái độ

Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi, biết yêu quý các con vật sống dưới nước. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: Ăn nhiều món ăn chế biến từ các con vật sống dưới nước và có ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác xuống ao, hồ, sông ngòi…

2. Chuẩn bị

Giáo án điện tử một số động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua, ốc.

- Tranh con vật sống dưới nước: Cá, Tôm, Cua, Ốc, Rùa.

Bạn đang xem: Bài giảng điện tử động vật sống dưới nước

- Mũ: Cá, Tôm, Cua, Ốc.

Mỗi trẻ 1 bộ lô tô về con vật sống dưới nước.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

HĐ1: Gây hứng thú

Cô cùng trẻ hát bài hát: Cá vàng bơi.

- Bài hát về con gì?

- Cá sống ở đâu?

HĐ 2: Tìm hiểu khám phá một số con vật sống dưới nước.

- Đúng rồi dưới nước còn có rất nhiều động vật khác nữa, hôm nay cô cùng chúng mình đến với hoạt động: Bé cùng khám phá. Cô sẽ chia chúng mình thành 4 tổ: Tổ Cá vàng, tổ Cua đồng, tổ Ốc đá và tổ Tôm biển, mỗi tổ sẽ tìm hiểu và khám phá một con vật sống dưới nước.

- Tìm tổ, tìm tổ.

- Các con hãy về tổ của mình để khám phá con vật của tổ mình nào!

Hết thời gian quan sát cô cho trẻ đi cất tranh con vật và mời từng nhóm nói kết quả khám phá của nhóm mình.

- Vừa rồi các con đã được quan sát các con vật sống dưới nước bây giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết những điều các con quan sát được nhé!

- Cô mời đội Cá vàng!

- Các con quan sát con gì?

- Con có ý kiến nhận xét gì về con Cá?

Bạn nào có ý kiến bổ xung?

- Cô cũng có hình ảnh con Cá mà tổ cá vàng vừa được quan sát. Cá gồm có 3 phần: Đầu, mình, đuôi.

+ Phần đầu cá có gì đây? (có mắt, mồm và mang cá).

- Các con biết cá thở bằng gì không?

Cá dùng mang để thở cũng như chúng mình dùng mũi để thở đấy. Chúng mình cùng đọc từ: Mang cá.

+ Còn đây là phần mình, mình cá có rất nhiểu vảy xếp chồng lên nhau và vây cá.

- Các con biết cá bơi được là nhờ bộ phận nào không?

- Đúng rồi cá dùng vây để bơi, chúng mình cùng đọc cho cô: Vây cá.( Cho trẻ đọc từ trên màn hình: Vây cá)

+ Đây là bộ phận nào?( Cô chỉ vào phần đuôi Cá)

- Đuôi cá dùng để làm gì?

- Đuôi giúp cho cá chuyển hướng khi bơi đấy.

Ngoài cá Chép còn có rất nhiều loại cá khác như: cá Quả, cá rô phi…cá vàng dùng làm cảnh nữa đấy.

- Các con ơi cá đẻ trứng hay đẻ con nhỉ?

- Đúng rồi Cá đẻ trứng, thịt cá chứa nhiều chất gì?

Cô có 1 câu đố chúng mình cùng đoán xem câu đố về con gì nhé!

Chân gần đầu.

Râu gần mắt.

Lưng còng co quắp.

Mà bơi rất tài.

Đó là con gì?

- Đúng rồi, tổ nào được quan sát con Tôm?

- Cô mời ý kiến nhóm Tôm biển. Các con có nhận xét gì về con Tôm?( cô mời 2- 3 ý kiến)

- Tôm có 3 phần: Đầu, mình và đuôi. Đầu tôm có mắt, râu, càng.

- Các con thấy mình tôm như thế nào?

Mình Tôm hơi cong, có 1 lớp vỏ mỏng và có rất nhiều chân, đuôi Tôm ngắn, khi bơi Tôm bơi giật lùi rất nhanh các con ạ.

- Thịt Tôm có nhiều chất gì các con?

- Thịt tôm có chứa nhiều chất đạm và can xi. Vì vậy các con nên ăn nhiều tôm để xương chúng ta cứng cáp và cơ thể khoẻ mạnh nhé.

* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Tôm và con Cá

- Khác nhau: - Cá có vảy, có vây, có mang, cá bơi tiến.

- Tôm có càng, có vỏ mỏng, có nhiều chân, tôm bơi giật lùi.

- Giống nhau: Đều là động sống dưới nước, đẻ trứng, bơi được và cung cấp nhiều chất đạm cho con người

- Các con có biết bài hát nào nói về con Tôm, con Tép không?

- Cô mời cả lớp mình đứng dậy cùng hát vang bài hát: Bà còng đi chợ trời mưa nào!

- Chúng mình được nghe ý kiến của tổ Cá vàng và tổ Tôm biển nhận xét về con vật mà tổ bạn được quan sát, bây giờ chúng mình cùng nghe ý kiến nhận xét của tổ Cua đồng về con vật mà tổ bạn quan sát nhé!

- Cô mời tổ Cua đồng, tổ con được quan sát con gì?

- Các con có nhận xét gì về con Cua?

- Ai có nhận xét khác?

- Cua có mấy càng?

- Chúng mình cùng đếm xem con Cua có mấy chân nhé! (Cho trẻ đếm số chân, càng Cua).

- Đúng rồi đấy Con cua có 8 chân( cẳng), 2 càng, có mai, khi di chuyển cua bò ngang đấy.

- Nhìn xem, nhìn xem.

- Cô có hình ảnh gì vậy các con?

- Tổ nào vừa được quan sát con ốc?

- Con có nhận xét gì về con Ốc?

- Con ốc có gì đây?

- Miệng ốc cón có gì đây?

- Còn đây là gì?

- Đúng rồi đấy. Ốc là động vật thân mềm, thân nằm trong vỏ, vỏ của ốc cứng bao bọc xung quanh thân ốc, miệng ốc có nắp đạy mà ta thường gọi là vảy ốc, ốc không có mắt, ốc di chuyển bằng miệng.

- Con biết những loại ốc nào?

- Các con ạ! Có nhiều loại ốc như ốc đá, ốc vặn, ốc bươu vàng, ốc Nhồi. Ốc bươu vàng là loại ốc có hại vì phá hại mùa màng đấy.

Rì rà rì rà

Đội nhà đi chơi.

Gặp khi tối trời.

Xem thêm: Nhau Thai Cừu Golden Health Placenta 50000Mg 100 Viên, Viên Uống Nhau Thai Cừu Golden Health Placenta 50

Úp nhà đi ngủ. Đố con biết là con gì nào?

- Ai biết con Rùa có đặc điểm gì?

Cô gợi hỏi để cho trẻ nói về đặc điểm của con Rùa.

Cô chốt lại: Rùa gồm có phần đầu, mình, 4 chân và đuôi, đặc biệt trên mình Rùa có mai rất cứng khi gặp nguy hiểm đầu, chân và đuôi rùa đều thụt vào trong mai.

* So sánhsự giống và khác nhau giữa con Cua và con Ốc

- Khác nhau:

+ Ốc không có chân, có nắp đạy( vảy ốc), có vỏ cứng bao bọc.

+ Cua có cẳng, nhiều chân( càng), có mai.

- Giống nhau: Cả 2 con vật đều sống dưới nưới, có nhiều chất đạm và can xi.

Mở rộng: Các con vừa được tìm hiểu khám phá về một số con vật sống dưới nước ngoài các con vật đó ra các con biết con vật nào sống dưới nước nữa?

- Đúng rồi còn rất nhiều các con vật sống dưới nước đấy các con ạ chúng mình cùng quan sát xem đó là những con vật gì nhé! (Trẻ quan sát thêm các con vật trên màn hình)

* Giáo dục:

- Động vật sống dưới nước có nhiều lợi ích đối với con người, chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: Bún ốc, cá dán, canh cua, tôm rang…cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng giàu chất đạm, vậy các con phải làm gì để cho các con vật lớn nhanh?

=> Muốn các con con vật lớn nhanh thì các con phải bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không vứt rác xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước các con nhớ chưa?

HĐ 3: Luyện tập củng cố

* Trò chơi: Tìm nhanh nói đúng.

Các con học rất giỏi cô tặng cho các con mỗi bạn 1 rổ đồ dùng các con cùng đứng dậy lấy đồ dùng nào!

- Trong rổ đồ dùng có gì?

- Cô cháu mình cùng chơi với lô tô qua trò chơi: Tìm nhanh nói đúng.

Cách chơi:

- Lần 1: Cô nói đặc điểm con vật nào trẻ tìm nhanh con vật đó và gọi tên.

- Lần 2: Cô nói tên con vật trẻ nói đặc điểm con vật đó.

Cô còn có trò chơi hay hơn chúng mình có muốn chơi không? Vậy các con hãy cất lô tô vào rổ và để ra phía sau để chúng mình tiếp tục chơi nào!

* Trò chơi 2: Đồng đội chung sức.

Cô giới thiệu cách chơi: Cô có rất nhiều các con vật. Cô mời 2 đội lên chơi, nhiệm vụ của mỗi đội sẽ lên chọn cho cô những con vật sống dưới nước và thả vào ao của đội mình. Đội… sẽ chọn và thả vào ao số 1. Đội…sẽ chọn con vật và thả vào ao số 2. Khi lên chọn con vật các con phải bật qua các vòng, bạn đứng đầu hàng bật lên tìm 1 con vật thả vào ao của đội mình sau đó chạy về cuối hàng, bạn thứ 2 lại tiếp tục bật qua vòng và chọn con vật thả vào ao… cứ như vậy hết 1 bản nhạc đội nào chọn đúng và được nhiều con vật hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc. Nếu bạn nào dẫm vào vòng thi con vật đó không được tính.

Cô cho trẻ chơi sau đó cùng trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội chơi.(cô khen, khuyến khích động viên trẻ).

Và sau đây chúng mình cùng đến với trò chơi thứ ba mang tên: Ai thông minh.

* Trò chơi 3: Ai thông minh.

Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên chơi, bạn sẽ di chuột bấm vào thùng trên màn hình và nghe yêu cầu sau đó thực hiện theo yêu cầu đó nhé.

- Cô mời 2 trẻ lên chơi, trẻ chơi xong cô và cả lớp cùng nhận xét.

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu một số con vật sống ở đâu?

- Các con rất giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 chuyến thăm quan khu vườn cổ tích, nào cô mời các con!

Cô cùng trẻ hát: Cá vàng bơi đi ra ngoài và kết thúc hoạt động.

- Trẻ hát cùng cô.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ chia thành 4 về ngồi thành vòng tròn theo tổ và quan sát con vật của tổ mình.