CÁC LOẠI MẬT MÃ BẰNG SỐ

1. Mật thư (secret messages)

Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.Khi sử dụng mật thư ta thường bắt gặp một số từ chuyên môn như:Bản văn gốc (bạch văn): nội dung cần truyền đạt.

Bạn đang xem: Các loại mật mã bằng số

Mã hóa: chuyển bạch văn sang dạng mật mã.Giải mã: chuyển mật mã sang bạch văn.Khóa: dùng để hướng dẫn cách giải mã.Mật thư gồm 2 bộ phận chính:Bảng mật mã: là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.Chìa khóa: là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ.Ký hiệu của chìa khóa là:O=nSau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:Bạch văn: là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.

2. Cách giải mật thư

Phải hết sức bình tĩnhTự tin nhưng không được chủ quanNghiên cứu khóa giải thật kỹĐặt các giả thiết và lần lượt giải quyếtĐối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.

Xem thêm: Máy Phay Mạch In Pcb Điện Tử Tự Động, Mũi Phay Mạch Pcb

3. BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Kiểu TELEXoo = ôee = eaa = âaw, uw, ow = ă, ư, ơDấu sắc: SDấu huyền: FDấu nặng: JDấu ngã: XDấu hỏi: RKiểu VNIO6 = ÔE6 = ÊU7, O7 = Ư, ƠD9 = ĐA8 = ĂDấu sắc: 1Dấu huyền: 2Dấu nặng: 5Dấu ngã: 4Dấu hỏi: 3

4. Quốc ngữ điện tín

Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.

Ví dụ: Đội công tác xã hội là anh emSẽ được viết là: Ddooij coong tacs xax hooij laf anh em

5. Đọc ngược

Có 2 cách đọc:

Cách 1: Đọc ngược toàn bộ văn bảnVí dụ: hcetuh jcoh jiadd -> ddaij hocj hutech = đại học hutechCách 2: Đọc ngược từng từng chứ trong văn bảnVí dụ: wgnout anaht wgnout sia -> tuongw thana tuongw ais = tương thân tương ái

6. Đọc Lái

Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.

Ví dụ khi ta nghe người nào đó nói: ”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ” hoặc “Ngaauf looi tawng keer mawnx cuoois khius choj”.Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: “Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.”

7. Bỏ đầu bỏ đuôi

Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.


*

8. Số thay chữ

Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.


*

Ví dụ:Cho khóa“Anh đầu vừa mua cho tôi một cây kem”3, 1, 1, 25, 18-4, 8, 1, 6, 10+2, 1, 19, 11*2, 21, 15, 23, 28/2 AR/Sẽ được dịch là:Cây nhà lá vườn

9. Chữ thay chữ


*

Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạimật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa.

“Xê cô mỏ nhọn đang đứng ở bờ sông”Sqzh – rzvbr – fzhr – szhe – ARDịch là:Trai sắc gái tài



Mật thư 2 tầng:

Ví dụ:Y không cần V nữa14k21 – (18-4)k(14+2)rp – n6e30/2p – 7*2kc – b3m10c – ARDịch là: Lá lành đùm lá rách