VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạo lực học đường đã không còn xa lạ với chúng ta ngày nay. Sự phổ biến của nó ngày càng tăng cao báo động một vấn nạn nhức nhối đối với xã hội này. Vậy, bạo hành học đường là gì? Nó tác động xấu như thế nào đến với con người?
Bạo lực học đường luôn là 1 vấn đề nếu không muốn nói là 1 vấn nạn gây xôn xao dư luận trong nhiều năm nay. Không ít những bộ phim đã lên án tình trạng này nhưng có vẻ chúng vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội. Đâu đó trên đất nước ta, tệ nạn bạo hành học đường vẫn không ngừng tiếp diễn. Nhiều vụ án thương tâm đã xảy ra cũng vì bạo hành học đường. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân hình thành cũng như cách khắc phục nhé.

Bạn đang xem: Vấn đề bạo lực học đường

1. Bạo lực học đường là gì?Vấn đề bạo hành học đường là một vấn đề đang rất nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Đáng buồn nhất là hành vi này đang tồn tại trong mọi ngóc ngách của từng phòng học. Có thể hiểu, bạo hành học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối... Đây là một hành động đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội. Hơn hết, bạo lực học đường xuất hiện ở nhóm đối tượng học sinh, sinh viên ngay trong khuôn viên nhà trường lớp học. Một hành vi vô cùng bồng bột của tuổi trẻ mà có thể sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.Với giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo hành học đường vẫn còn đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp trong môi trường học tập trên khắp thế giới. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ), bạo hành học đường là một phần trong vấn đề bạo lực giới trẻ, xoay quanh các nhóm đối tượng từ 6 đến 24 tuổi. Với vấn đề này thì bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…)Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.

*


Bạo hành học đường

2. Phân loại hành vi bạo lực học đườngBạo hành học đường cũng tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Bao gồm:Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, trấn lột, đổ đồ ăn lên người…Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.

*

Bạo lực điện tử

3. Tình trạng bạo lực học đường trên thế giớiBạo hành học đường không chỉ tập trung vào một chỗ nào đó nhất định, mà nó trải đều trên khắp thế giới. Theo ước tính của WHO thì mỗi ngày đều có khoảng 565 đứa trẻ hay các thanh thiếu niên tự sát vì không chịu nổi cảnh bị bạo hành học đường này. Cùng với đó là các vụ chấn thương mà nhập viện mỗi ngày với lý do trên.Châu Á cũng là nơi xuất hiện rất nhiều vấn nạn bạo hành học đường. Đặc biệt các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...Trong đó cũng có cả Việt Nam.Quả thực, đây là một con số đáng báo động liên quan trực tiếp đến quyền con người. Qua đó, có thể thấy, vấn nạn trên đang có những diễn biến phức tạp, trở thành một vấn nạn lớn trong tương lai nếu không có những biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. 4. Tình trạng bạo lực học đường tại Việt NamTình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam cũng đang rất phổ biến và diễn biến vô cùng phức tạp. Nó đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả, đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hay những bài đăng chửi bới xúc phạm và uy hiếp nhau trên mạng xã hội...Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau chỉ trong một năm học. Đây là một con số đáng báo động và cần được chú ý quan tâm. Cũng với một số thống kê khác ước tính rằng ở Việt Nam cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có một vụ đánh nhau và cứ 11.000 học sinh thì có một học sinh bị đình chỉ học tập vì lý do đánh nhau. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình trạng trên đang là vấn đề vô cùng nhức nhối nhức nhối và có mức độ gia tăng mỗi ngày, hậu quả của nó ngày càng không thể đoán trước được điều gì.

*

Tình trạng bạo hành học đường ở nước ta

Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm thì từ 2013 - 2015, có hơn 75% là học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự. Nghiêm trọng hơn nữa đó là tình trạng đối tượng phạm tội đang ngày càng được trẻ hóa, mức độ phạm tội cũng nghiêm trọng và hành vi bạo lực cũng được đa dạng hóa hơn. Hơn hết, có thể thấy rằng những vụ ẩu đả, cướp giật tài sản, quấy rối, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều hơn.Đáng buồn hơn đó là còn có trường hợp bị nhà trường hay bản thân học sinh giấu đi nhằm giữ thanh danh và thể diện cho nhà trường. Mặc dù vậy, bạo hành học đường không chỉ được thể hiện ở ẩu đả, đánh nhau, mà nó cũng bao gồm cả sự bạo hành về mặt tinh thần. Một số học sinh còn bị tấn công về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em.

Xem thêm: Chọn Lọc 55 Bài Thơ Chủ Đề Gia Đình Cho Trẻ Mầm Non, Thơ Mầm Non Chủ Đề Gia Đình

5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường5.1. Từ chính bản thân học sinhĐầu tiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ở môi trường học tập đó là do sự thay đổi tâm sinh lý của của học sinh giai đoạn từ khoảng 12 đến 17 tuổi. Đây là một giai đoạn phát triển quan trọng về tâm lý cũng như sinh lý của một con người. Vì vậy, đây cũng là một độ tuổi vô cùng nhạy cảm.Có thể khẳng định đây là giai đoạn hình thành nhân cách con người. Vì thế mà nó được xem là một giai đoạn khá nhạy cảm, tâm lý không được ổn định và có xu hướng với một cái tôi vị kỷ.Giai đoạn này chỉ một một tác động tiêu cực nào đó từ bên ngoài cũng khiến cho các em có xu hướng học theo. Cũng vì thế mà tâm lý cũng dễ mang hơi hướng bạo lực hơn. Vì vậy, cần phải hết sức tập trung để có thể giáo dục tâm sinh lý cho trẻ trong giai đoạn này.

*

Nhận thức sai lệch của bản thân học sinh gây nên tình trạng bạo hành học đường5.2. Từ phía nhà trườngTiếp theo, nguyên nhân gây bạo lực ở trường có thể kể đến cũng một phần là do chế độ giáo dục ở nhà trường. Nhìn chung, việc giáo dục trong nhà trường con mang đậm tính hàn lâm, nặng về những phần kiến thức văn hóa, ít có tính ứng dụng và cũng như quên đi việc giáo dục nhân cách cho học sinh.Mặt khác, việc nhà trường đang có xu hướng đi sai lệch so với giá trị ban đầu bởi vì chạy theo những vật chất cũng như sự thực dụng trong cuộc sống. Như vậy, đây cũng là một dấu hiệu đáng báo động góp phần gia tăng bạo lực học đường ở trường học5.3. Từ phía gia đìnhNgoài bản thân học sinh và nhà trường thì một phần nguyên nhân cũng là do gia đình. Với độ tuổi đang thay đổi tâm sinh lý nên nếu gia đình bạn có vấn đề như bị quát tháo hay bạo hành gia đình cũng sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tâm lý người con, dẫn đến tình trạng đáng buồn trên.Hiện nay, vấn đề gia đình cũng đang vô cùng nhức nhối ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực ở trường rất nhiều. Sở dĩ như vậy là do phụ huynh ít quan tâm đến con cái, vì áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Hay thậm chí là bị vấn nạn bạo hành gia đình.Và chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy đã vô tình gieo những nhận thức tiêu cực vào tâm lý và tính cách của con cái mình, từ đó mà ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển nhân cách của con. Tình trạng này cũng đã có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng cùng với bạo lực học đường.5.4. Nguyên nhân bạo lực học đường từ phía xã hộiMột nguyên nhân đặc biệt gây nên tình trạng bạo lực ở trường đó là từ phía xã hội. Vậy vấn đề xã hội ở đây là như thế nào? Đó là ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa bạo lực như trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực…Những hình ảnh ấy ngày càng tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc với những loại hình ấy. Từ đó mà sinh ra tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời.

*

*
Bộ phim Angry Mom7.2. School 2013, School 2015Series 2 bộ phim học đường nổi tiếng tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là School 2015 và School 2013. Sở hữu dàn diễn viên đỉnh cao nhan sắc cùng khả năng diễn xuất tài ba, sự phản ánh tệ nạn bạo hành học đường đã được khắc họa rõ nét khiến người xem không khỏi nổi da gà. Nhiều người đánh giá, đến nay khi chỉ vừa nghe nhạc phim của bộ phim School 2015 cũng đủ khiến người ta sởn gai ốc.7.3. LifeĐất nước Nhật Bản cũng nổi tiếng với rất nhiều vụ bạo lực học đường, thế nên rất dễ hiểu khi tại đây cũng có những bộ phim về chủ đề này. Bộ phim “Life” đã phô bày 1 cách rất trần trụi về mảng tối trong môi trường học đường. Người xem không khỏi ngạc nhiên cùng lo sợ khi xem tác phẩm. Sự vô tâm của những nhân vật trong phim khiến nạn nhân đi đến bước đường cùng. Quá đáng thương!7.4. LimitCũng là một bộ phim đến từ “xứ sở hoa anh đào”, bộ phim Limit cũng có đề tài bạo hành trong môi trường học đường. Có thể thấy được sự thật vô cùng đáng sợ mà bộ phim đã khắc học. Chính trong môi trường giáo dục, sự phân chia giai cấp vô cùng rõ ràng, tầng lớp trên ăn hiếp tầng lớp thấp. Những cuộc rượt đuổi, tàn sát lẫn nhau khiến người xem cảm thấy vô cùng sợ hãi.8. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nayBạo hành học đường quả là có những tác động xấu và ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ vị thành niên. Vậy, có biện pháp gì để có thể khắc phục tình trạng này? Làm sao để có thể giảm thiểu tình trạng này một cách tối đa?Đầu tiên để khắc phục tình trạng này thì cần phải xác định rõ nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hợp lý cũng như thiết thực nhất, đảm bảo những biện pháp ấy được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ nhất.Còn về phía học sinh, sinh viên hay thanh niên cần phải có ý thức tự rèn luyện, tìm hiểu, nâng cao nhận thức của bản thân mình. Ý thức được những hành động cũng như hậu quả khi thực hiện hành động bạo lực trong nhà trường.Khi tham gia các hoạt động học tập tại nhà trường, cần tăng cường tương tác, trao đổi ý kiến, nâng cao nhận thức để hỗ trợ nhau trong học tập. Giúp đỡ lẫn nhau cũng như thấu hiểu nhau để bài trừ vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường. Trường hợp của một số học sinh cá biệt thì cần phải có sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường nhằm giáo dục nhân cách, phát triển các em theo hướng tốt hơn, tích cực hơn.

*

Chung tay đẩy lùi bạo hành học đườngNhìn chung, bạo lực học đường là một vấn nạn vô cùng đau đầu đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hơn hết, cần phải có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời là trách nhiệm của mỗi công dân trong cộng đồng và xã hội này.